Nghề Luật sư - nghề luật sư ở Việt Nam.

mình trước toà án La Mã. Đây là hình thức sơ khai đầu tiên của nghề Luật sư trên thế giới.

Cộng hoà Liên bang Đức là nước có hệ thống pháp luật mang nhiều đặc trưng của truyền thống pháp luật châu Âu lục địa, bởi ngay thế kỷ XI, khi ở châu Âu bắt đầu xuất hiện xu hướng giảng dạy pháp luật trong các trường Đại học Tổng hợp, trong đó, trường Đại học Tổng hợp Bologna của nước Ý được biết đến như là một trung tâm đầu tiên giảng dạy luật La Mã và là nơi quy tụ các giảng viên và học viên ở khắp châu Âu, nhiều sinh viên trẻ của Đức, những người có tham vọng trở thành luật gia giỏi cũng đã tới Bologna để học. Thừa hưởng kiến thức pháp luật cũng như những phương pháp áp dụng trong giảng dạy, những luật gia được đào tạo ở Bologna đã đặt nền móng cho truyền thống đào tạo pháp luật ở Đức sau này.

Từ thế kỷ XIV, các trường đại học tổng hợp đầu tiên của Đức, trong đó có khoa luật đã được thành lập. Đến nay, các khoa luật này vẫn là những cơ sở đào tạo pháp luật chính thức của Đức. Đây cũng là đặc điểm chung trong truyền thống về đào tạo pháp luật của nhiều nước trong hệ thống pháp luật châu Âu lục địa như: Pháp, Bỉ, Hà Lan...

Có thể thấy, nghề Luật sư đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới nhưng so với với Việt Nam thì nghề luật sư vẫn còn được coi là non trẻ.

Trong triều đại phong kiến, việc xét xử ở nước ta do vua quan phong kiến tiến hành, không có sự tham gia của luật sư. Sau khi chiếm Nam kỳ, ngày 26/11/1876 người Pháp ban hành Nghị định về việc biện hộ cho người Pháp hoặc người Việt mang quốc tịch Pháp tại Tòa án Pháp.

Khi thiết lập bộ máy cai trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam, năm 1884, Toàn quyền Pháp ký Sắc lệnh thành lập Luật sư Đoàn tại Sài Gòn và Hà Nội gồm các luật sư người Pháp và người Việt Nam đã nhập quốc tịch Pháp. Các luật sư chỉ biện hộ trước Tòa án Pháp cho người Pháp hoặc người có quốc tịch Pháp.

Với Sắc lệnh ngày 30/1/1911, nhà cầm quyền Pháp đã mở rộng cho người Việt Nam không có quốc tịch Pháp được làm luật sư. Sắc lệnh cuối cùng của người Pháp về luật sư là Sắc lệnh ngày 25/5//930 về tổ chức Luật sư đoàn ở Hà Nội, Sài Gòn và Đà Nẵng. Sắc lệnh này đã mở rộng cho các luật sư không chỉ biện hộ ở tòa án Pháp mà cả trước Toà Nam án; không chỉ bào chữa cho người có quốc tịch Pháp mà cả người không có quốc tịch Pháp.

Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, ngày 10/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 46/SL về tổ chức Đoàn luật sư. Sắc lệnh số 46/SL là sắc lệnh đầu tiên về luật sư của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đã thể hiện sự quan tâm của Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời và của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với chế định luật sư ở nước ta. Sắc lệnh số -163/SL ngày 23/3/1946 về tổ chức các Tòa án binh cũng có quy định cho bị cáo có quyền nhờ luật sư bào chữa.

Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được Quốc hội thông qua ngày 9/11/1946, Điều 67 có viết: “Các phiên tòa đều xét xử công khai, trừ trường hợp đặc biệt, người bị cáo có quyền bào chữa lấy hoặc mượn luật sư”. Tiếc rằng, Hiến pháp vừa được thông qua, ngày 19/12/1946, cuộc Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, chiến tranh kéo dài cho đến ngày 30/4/1975. Vì vậy, một thời gian dài người ta hầu như lãng quên vai trò, vị trí của người Luật sư trong xã hội Việt Nam.

Ngày 18/12/1980 Quốc hội thông qua Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quyền tự do, dân chủ của công dân được quy định tại nhiều điều, trong đó có Điều 133: ''Tòa án nhân dân xét xử công khai, trừ trường hợp đo luật định. Quyền bào chữa được bảo đảm. Tổ chức luật sư được thành lập để giúp bị can, bị cáo và các đương sự khác về mặt pháp lý.''

Ngày 25/7/2001, Ủy ban Thường vụ Quốc Hội đã thông qua Pháp lệnh mới về luật sư. Nội dung Pháp lệnh nổi bật một số điểm quan trọng là: Luật sư phải là người có bằng Cử nhân luật và phải qua lớp đào tạo về nghề luật sư mới được hành nghề, xác định Đoàn luật sư là tổ chức nghề nghiệp của các luật sư, còn tổ chức hành nghề luật sư là Văn phòng luật sư hoặc Công ty luật hợp danh, trong phạm vi toàn quốc sẽ có một tổ chức luật sư do Chính phủ quy định, kết hợp chặt chẽ việc quản lý của nhà nước với việc tự quản của tổ chức luật sư.

Pháp lệnh này nhằm củng cố và phát triển đội ngũ luật sư chuyên nghiệp có phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, phát huy vai trò của luật sư và tổ chức luật sư trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, hội nhập với quốc tế, đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.

Tuy nhiên, vị trí, vai trò của Luật sư trong xã hội dân sự đến thời điểm này vẫn chưa được khẳng định một cách trân trọng. Vẫn còn quan niệm xem Luật sư là “thầy kiện”, “thầy cãi” và là người không sáng tạo, không làm ra của cải vật chất.

Phải đến kỳ họp thứ 9 Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khoá XI, Luật Luật sư được thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006 mới chính thức khẳng định “Hoạt động nghề nghiệp của luật sư nhằm góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế và xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” (Điều 3).

Trong phạm vi bài viết này, chúng ta hãy cùng nhau làm sáng tỏ nhận định trên.

*

PHẦN I

QUYỀN, NGHĨA VỤ VÀ PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CỦA LUẬT SƯ

1. Luật sư - Anh là ai?

Theo Điều 2 Luật Luật sư (29/6/2006), “Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng).

Tiêu chuẩn luật sư được quy định tại Điều 10 Luật Luật sư như sau: “Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng Cử nhân Luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành Luật sư.

Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật này muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư. (Xem thêm Chương II Luật Luật sư).

2. Quyền và nghĩa vụ của Luật sư:

Điều 21 Luật Luật sư quy định quyền, nghĩa vụ của luật sư như sau:

Luật sư có các quyền:

a) Hành nghề luật sư, lựa chọn hình thức hành nghề luật sư và hình thức tổ chức hành nghề luật sư theo quy định của Luật này;

b) Hành nghề luật sư trên toàn lãnh thổ Việt Nam;

c) Hành nghề luật sư ở nước ngoài;

d) Các quyền khác theo quy định của Luật này.

Luật sư có các nghĩa vụ:

a) Tuân theo các nguyên tắc hành nghề luật sư;

b) Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng;

c) Tham gia tố tụng trong các vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu;

d) Thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí;

đ) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.

3. Phạm vi hành nghề của Luật sư:

Phạm vi hành nghề của Luật sư được quy định như sau:

1. Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.

2. Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật.

3. Thực hiện tư vấn pháp luật.

4. Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.

5. Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật này. (Điều 22 Luật Luật sư).

4. Những yêu cầu chung về đạo đức nghề nghiệp của Luật sư:

Tuy luật không quy định, nhưng Luật sư được xem là một trong số những nghề được xã hội tôn trọng. Vì vậy, muốn được xã hội luôn luôn tôn trọng, tự bản thân những người hành nghề Luật sư cũng phải tự biết tuân thủ và giữ gìn đạo đức nghề nghiệp của mình. Mỗi Đoàn Luật sư có thể thống nhất với các thành viên những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp riêng, nhưng nhìn chung, các Luật sư đều thống nhất những chuẩn mực cơ bản đạo đức nghề nghiệp có đặc điểm chung như sau:

- Giữ gìn phẩm giá và uy tín nghề nghiệp: Đối với luật sư việc giữ gìn phẩm giá và uy tín là bổn phận bắt buộc trong việc hoàn thành chức năng nghề nghiệp luật sư.

- Độc lập, trung thực, khách quan: Khi hoạt động nghề nghiệp của mình, luật sư phải bảo đảm tính độc lập, trung thực và tận tụy, không vì lợi ích vật chất, tinh thần hoặc vì áp lực khác mà làm sai lệch sự thật, trái pháp luật và trái đạo đức xã hội.

- Văn hoá ứng xử trong hành nghề và lối sống: Luật sư là người trí thức hoạt động trong lĩnh vực khoa học pháp lý, do vậy khi hành nghề cũng như trong lối sống phải ứng xử có văn hoá tạo được sự tôn trọng của xã hội.

- Thực hiện nghĩa vụ trợ giúp pháp lý: Thực hiện trợ giúp miễn phí cho người nghèo và các đối tượng chính sách là nghĩa vụ cao cả của luật sư. Khi làm trợ giúp phải tận tâm đối với công việc và không được đòi hỏi bất kỳ lợi ích nào từ người mình có trách nhiệm trợ giúp.

PHẦN II

CHỨC NĂNG XÃ HỘI CỦA LUẬT SƯ

1. Sơ lược một vài khái niệm

Điều 3 Luật Luật sư quy định: “Chức năng xã hội của luật sư: Hoạt động nghề nghiệp của luật sư nhằm góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế và xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Bảo vệ (bảo: giữ; vệ: che chở) có nghĩa là: Giữ gìn cho khỏi hư hỏng, giữ gìn an toàn cho một cơ quan hay một nhân vật, bênh vực bằng lý lẽ xác đáng, trình bày luận án của mình trước một hội đồng và giải đáp những lời phản biện, người bảo vệ đi theo thủ tướng. Công lý là sự nhận biết đúng đắn và tôn trọng theo lẽ phải các quyền lợi chính đáng của mọi người.

Như vậy, trong phạm vi nghề nghiệp của mình, luật sư bảo vệ công lý là dùng những lý lẽ xác đáng, phản biện, lập luận, chứng cứ có căn cứ khoa học và phù hợp quy định pháp luật để giúp cho mọi người nhận biết đúng đắn và tôn trọng theo lẽ phải các quyền lợi chính đáng của công dân.

Phát triển là mở mang từ nhỏ thành to, từ yếu thành mạnh. Cặp từ “kinh tế” có hai nghĩa. Một là, quá trình hoạt động của loài người để biến đổi sản vật tự nhiên thành thức ăn, vật dùng nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình. Hai là, tổ hợp những quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển nhất định nhất định của các lực lượng sản xuất xã hội, phương thức sản xuất thống trị trong xã hội.

Phát triển kinh tế trong Điều 3 Luật Luật sư được hiểu là mở mang từ nhỏ thành to, từ yếu thành mạnh của tổ hợp những quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển nhất định nhất định của các lực lượng sản xuất xã hội, phương thức sản xuất thống trị trong xã hội; cụ thể là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.

Văn kiện Ðại hội IX của Ðảng Cộng Sản Việt Nam (tháng 6 năm 2001) đề ra mục tiêu xây dựng đất nước là: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Đây cũng là nội dung được đưa vào Điều 3 Luật Luật sư.

Hiện nay, nước ta có nền kinh tế đa thành phần, trong đó có kinh tế tư bản tư nhân, cho nên khái niệm “giàu” có thể hiểu là “giàu về sở hữu tư liệu sản xuất, “giàu” về thu nhập (tức “giàu” trong sở hữu tư liệu sinh hoạt), xã hội không cho phép bất cứ ai “dùng sự chiếm hữu ấy để nô dịch lao động của người khác”.

Dân giàu và xã hội giàu còn được thể hiện ở những lợi ích công cộng phúc lợi xã hội ngày càng phong phú mà mỗi thành viên xã hội đều được hưởng.

“Nước mạnh” khi “nước” là nước của nhân dân, do nhân dân làm chủ; Kinh tế hiện đại, văn hóa khoa học tiên tiến, quốc phòng vững mạnh là những điều kiện bảo đảm cho đất nước ta độc lập tự do và ngày càng phát triển phồn vinh để nhân dân được hưởng hòa bình, tự do, ấm no, hạnh phúc.

“Xã hội công bằng” là ước mơ ngàn đời của quần chúng nhân dân. Về kinh tế, công bằng thể hiện trên cả ba mặt: công bằng trong quan hệ sở hữu, công bằng trong tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất và hoạt động kinh tế nói chung, công bằng trong phân phối kết quả lao động, của cải vật chất, văn hóa.

Tất cả mọi người đều có quyền làm việc, quyền nghỉ ngơi, có quyền và có những điều kiện bảo đảm để được hưởng thụ các kết quả lao động của mình (sau khi khấu trừ các chi phí chung cho xã hội mà người lao động sẽ nhận lại dưới hình thức khác).

Công bằng xã hội trên lĩnh vực kinh tế là cơ sở, là điều kiện cốt lõi của công bằng xã hội nói chung. Công bằng xã hội quan hệ mật thiết với “dân chủ”, đòi hỏi “dân chủ” vì dân chủ là điều kiện tiên quyết để thực hiện công bằng xã hội. Dân chủ (với nghĩa nhân dân làm chủ, trước hết làm chủ về chính trị tức nhân dân là chủ thể của quyền lực trong quốc gia) vừa là động lực, vừa là mục đích và bản chất của xã hội ta ngày nay.

Điều quan trọng của dân chủ là vấn đề quyền lực trong quốc gia trong tay ai? Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ:

“Nước ta là nước dân chủ
Bao nhiêu lợi ích đều vì dân
Bao nhiều quyền hạn đều của dân
Công việc đổi mới xây dựng là trách nhiệm của dân
Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân
Chính quyền từ xã đến chính phủ trung ương do dân cử ra
Đoàn thể từ trung ương đến xã do dân tổ chức nên
Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”.

Cũng như khái niệm “dân chủ”, khái niệm “văn minh” lần đầu tiên được xem như một mục tiêu, tiêu chí của chủ nghĩa xã hội. “Văn minh” là khái niệm rất rộng, rất chung, khá trừu tượng, có thể hiểu thế này hay thế khác. Nền văn minh mà chúng ta cần phát triển là nền văn minh toàn diện và nhân bản nhất. Đó không chỉ là văn minh vật chất - kỹ thuật mà còn là văn minh tinh thần, không chỉ văn minh trong quan hệ giữa người với thiên nhiên mà còn là văn minh trong quan hệ giữa người với người, văn minh trong tổ chức xã hội, văn minh trong chất lượng cuộc sống và lối sống. Đó là nền văn minh của một xã hội “dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ”, nền văn minh của một xã hội do nhân dân làm chủ.

“Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” là những mục tiêu không tách rời nhau, bổ sung cho nhau, mục tiêu này làm cơ sở, điều kiện, tiền đề cho mục tiêu kia. Đó là những mục tiêu lâu dài, những giá trị bền vững, từng bước được hiện thực hóa trong quá trình đổi mới đất nước.

2. Các giai đoạn phát triển nghề Luật sư ở Việt Nam

Luật sư Việt Nam thiệt thòi vì sinh sau đẻ muộn so với các đồng nghiệp quốc tế. Bước vào năm 2007, sau những sự kiện lớn về kinh tế, đánh dấu sự hội nhập toàn diện của Việt Nam và sự cải cách không ngừng về thể chế, nghề luật sư Việt Nam hy vọng sẽ có những thay đổi lớn về diện mạo. Cú hích đầu tiên của năm nay là sự kiện Luật luật sư có hiệu lực vào ngày 01/01/2007.

Luật sư Việt Nam ra đời từ khi nước Việt Nam dân chủ công hoà được thành lập năm 1945. Nhưng, nghề luật sư chỉ được biết đến là một nghề từ năm 1987, khi Pháp lệnh tổ chức luật sư được ban hành. Tuy được coi là một nghề nhưng cho đến trước năm 2001, luật sư vẫn chỉ được coi là “nghề tay trái”, việc “làm thêm” của một số cán bộ, công chức trong các cơ quan pháp luật, chưa phải là một nghề chuyên nghiệp như các nghề nghiệp khác.

Vì thế, sau 14 năm Pháp lệnh luật sư đi vào cuộc sống, cả nước mới có chưa đầy 2.000 luật sư. Phần lớn trong số ít luật sư này lại là các cán bộ về hưu, các công chức kiêm nhiệm... Luật sư trẻ chuyên nghiệp chỉ tính được trên đầu ngón tay! Cái vòng luẩn quẩn của sự không chuyên nghiệp đã khiến cho luật sư Việt Nam chưa tìm được chỗ đứng trong hệ thống thực thi pháp luật và đời sống kinh doanh, thương mại.

Pháp lệnh luật sư 2001 ra đời mang theo một sứ mệnh lịch sử là chuyên nghiệp hoá luật sư Việt Nam, nâng tầm nghề này để xứng đáng với vị trí vốn có của nó trong nền kinh tế thị trường của một xã hội dân chủ, văn minh. Hai thay đổi cơ bản so với hệ thống pháp luật về luật sư trước đó là: Hình thành các tổ chức hành nghề luật sư chuyên nghiệp và không chấp nhận sư kiêm nhiệm trong hoạt động luật sư. Bên cạnh đó, một số những thay đổi pháp lý khác cũng có tác động tích cực đến con đường chuyên nghiệp hoá nghề này như: không chấp nhận trình độ "tương đương đại học Luật", mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ cho luật sư..

Sau 5 năm thực thi Pháp lệnh 2001, diện mạo luật sư Việt Nam đã thay đổi hẳn. Hơn 1.100 tổ chức hành nghề luât sư Việt Nam đã đi vào hoạt động, tạo thành một mạng lưới quan trọng trong hệ thống thực thi pháp luật. Hình thành một đội ngũ luật sư chuyên nghiệp hơn 4.100 luật sư. Đặc biệt, vai trò của luật sư trong hệ thống thực thi pháp luật và hệ thống thương mại đã được khẳng định. Luật sư - hai từ này đã tạo được một vị trí khá quan trọng trong hệ thống phân vai của xã hội Việt Nam đương đại.

Tuy nhiên, Pháp lệnh luật sư cũng còn để lại một khoảng trống khiến cho con đường chuyên nghiệp hoá của luật sư Việt Nam vẫn gặp những “cú sốc” bất ngờ. Những quy định chưa rõ ràng của Pháp lệnh 2001 về khái niệm dịch vụ pháp lý đã đẻ ra nạn “hai luật chơi” trong thị trường dịch vụ pháp lý. Nhiều người không phải luật sư vẫn cứ cung cấp dịch vụ pháp lý như luật sư.

Bên cạnh đó, việc phân biệt vai trò giữa luật sư trong công ty luật hợp danh với luật sư trong các văn phòng luật sư đã khiến hệ thống hành nghề của chúng ta phát triển không bình thường như quy luật của nó.

Luật Luật sư ra đời đúng lúc. Ngày 01.01.2006 đánh dấu một mốc quan trọng trên chặng đường chuyên nghiệp hoá của nghề luật sư Việt Nam bởi những thay đổi về thể chế mà Luật Luật sư tạo ra sẽ tạo đà cất cánh cho luật sư Việt Nam.

Những thay đổi ấy là:

Thứ nhất, Luật đã thống nhất điều chỉnh thị trường dịch vụ pháp lý, không còn nạn hai luật chơi. Ai muốn cung cấp dịch vụ pháp lý phải là luật sư và phải được điều chỉnh bởi Luật, quy tắc đạo đức nghề nghiệp.

Thứ hai, luật đã thừa nhận bản chất của tổ chức hành nghề luật sư là doanh nghiệp, nghề luật sư là một nghề kinh doanh dịch vụ. Như thế, chúng ta không còn khác thế giới trong quan niệm về nghề luật sư.

Thứ ba, các luật sư không phải chịu sự phiền toái khi gia nhập đoàn luật sư vì cái hộ khẩu nữa. Từ nay, nó đã bị loại hẳn khỏi bộ hồ sơ và những phiền hà do nó gây ra cũng chấm dứt.

Đáng chú ý là sự mở rộng hình thức hành nghề luật sư đang tạo ra nhiều cơ hội hơn nữa cho luật sư khẳng định mình trong nhiều lĩnh vực mà trước nay không có.

Những cơ hội đang ở phía trước! Luật luật sư 2006 đi vào cuộc sống với một kỳ vọng là nâng tầm đội ngũ luật sư Việt Nam. Các luật sư sẽ không còn là cái bóng trên công đường và sẽ trở thành một mắt sích quan trọng trong hệ thống thực thi pháp luật cũng như trong hệ thống thương mại đa phương!

3. Luật sư trong vai trò góp phần phát triển kinh tế

Những năm gần đây, cùng với tiến trình mở cửa của đất nước và sự phát triển của kinh tế thị trường, đội ngũ luật sư từng bước được phát triển về số lượng, nâng cao dần chất lượng hành nghề. Phạm vi các dịch vụ mà luật sư cung cấp đang trở nên phong phú và đa dạng. Nhiều văn phòng luật sư, công ty tư vấn pháp luật đã ra đời. Nhu cầu về dịch vụ pháp lý, đặc biệt là về tư vấn pháp luật ngày càng gia tăng.

Trước khi ban hành Pháp lệnh luật sư năm 2001, cả nước có khoảng 20 công ty luật với số lượng khoảng vài trăm người thì ngày nay, sau khi Pháp lệnh luật sư được ban hành, đã có hàng trăm công ty và văn phòng luật được thành lập, tổng số luật sư lên tới vài ngàn người. Trong bối cảnh ấy, đội ngũ luật sư kinh doanh đã xuất hiện và phát triển. Đây là lực lương luật sư chuyên nghiệp, đang góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới.

Luật sư kinh doanh là những luật sư mà hoạt động chủ yếu của họ là cung cấp dịch vụ pháp lý, hỗ trợ trực tiếp hay gián tiếp cho các doanh nghiệp và các đơn vị kinh doanh trong quá trình kinh doanh của các tổ chức đó. Luật sư kinh doanh bao gồm các luật sư tư vấn, (những người đưa ra các giải pháp pháp lý cho khách hàng) và các luật sư tranh tụng (những người bảo vệ quyền lợi của khách hàng trước các cơ quan tài phán).

Trước năm 1987, Việt Nam không có các yếu tố của nền kinh tế thị trường. Do vậy, xã hội không có nhu cầu về các dịch vụ pháp lý và đội ngũ luật sư kinh doanh cũng chưa hình thành. Theo chính sách mở cửa và hội nhập, nền kinh tế thị trường đã được thừa nhận và khởi sắc ở Việt Nam. Lúc này, các hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam bắt đầu nở rộ, kèm theo đó là sự phát triển của các thành phần kinh tế trong nước. Doanh nghiệp nhà nước không còn chỉ ngồi chờ vào chỉ thị của cấp trên đối với hoạt động kinh doanh của mình mà họ buộc phải suy nghĩ và tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh đó. Đây là những tiền đề quan trọng làm phát sinh nhu cầu của thị trường về dịch vụ pháp lý đối với hoạt động kinh doanh, tạo tiền đề cho sự hình thành và phát triển của đội ngũ luật sư kinh doanh của Việt Nam.

Nhìn lại quá trình phát triển của đội ngũ luật sư kinh doanh của Việt Nam trong hơn mười lăm năm qua ta thấy, bắt đầu họ thường là những nhà tư vấn đầu tư nằm trong số lượng ít ỏi các công ty được phép thành lập để hỗ trợ quá trình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Giai đoạn đầu, những người này cung cấp các dịch vụ đa dạng nhằm thỏa mãn yêu cầu của các nhà đầu tư, bao gồm cả dịch vụ điều tra thị trường, lập các hồ sơ pháp lý, kinh tế kỹ thuật, thực hiện các dịch vụ hành chính v.v... trong đó dịch vụ pháp lý được coi như một dịch vụ kèm theo. Với thời gian và sự phát triển của thị trường, lực lượng các nhà tư vấn và các dịch vụ do họ cung cấp đã được chuyên nghiệp hoá hơn một bước và giới luật sư kinh doanh chuyên nghiệp được hình thành. Một nguồn quan trọng bổ sung vào đội ngũ luật sư kinh doanh chuyên nghiệp đó là nhóm các luật sư Việt Nam làm việc tại các chi nhánh công ty luật nước ngoài ở Việt Nam. Sau hơn mười lăm năm mở cửa, đội ngũ này cũng phát triển lớn mạnh và nhiều người trong số họ đã đứng ra thành lập văn phòng luật trong nước. Hiện nay, nhiều hãng luật nội địa đã trở nên quen thuộc không chỉ với giới kinh doanh Việt Nam mà với cả giới kinh doanh nước ngoài .

Khái niệm dịch vụ pháp lý mới chỉ chính thức được ghi nhận ở Việt Nam tại Pháp lệnh luật sư năm 1987, sau khi chúng ta thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa kinh tế. Sự phát triển của hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam kéo theo nhu cầu hiểu biết về các vấn đề liên quan đến môi trường chính sách, pháp luật và môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Đi theo các nhà đầu tư nước ngoài là các tổ chức luật sư nước ngoài và họ hiện diện ở Việt Nam để hỗ trợ quá trình đầu tư và kinh doanh này. Tuy nhiên, với sự hạn chế về ngôn ngữ, về hiểu biết pháp luật, văn hoá và môi trường kinh doanh ở Việt Nam của các công ty luật nước ngoài, để triển khai hiệu quả các dự án làm ăn của mình tại Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài và các công ty luật nước ngoài vẫn cần đến sự hỗ trợ và/ hoặc phối hợp của các nhà tư vấn Việt Nam.

Đây là quá trình đầu tiên và quan trọng nhất để tạo ra một nghề tư vấn, đồng thời tạo nên đội ngũ luật sư kinh doanh chuyên nghiệp tại Việt Nam. Như đã nói trong giai đoạn đầu, tính chuyên nghiệp của các nhà tư vấn Việt Nam còn thấp, họ thực hiện bất kỳ công việc nào liên quan đến bất kỳ khâu nào trong quá trình kinh doanh tại Việt Nam của các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó, dịch vụ pháp lý chỉ là một thành tố.

Thông qua quá trình này, lần đầu tiên các luật sư Việt Nam được làm quen với những loại hình giao dịch và khái niệm pháp lý mới của nền kinh tế thị trường. Lúc đầu, việc tham gia mang tính thụ động với sự hỗ trợ và chuyển giao công nghệ của các luật sư nước ngoài. Đôi khi, ở những văn phòng ít kinh nghiệm, việc tham gia chỉ mang tính chất hình thức và thực tế chỉ là dịch vụ xác nhận những công việc do các văn phòng luật sư nước ngoài thực hiện. Dần dà, một số công ty luật và luật sư Việt Nam đã có thể tham gia và làm chủ trong những giao dịch lớn có yếu tố nước ngoài, có tính chất phức tạp và đỏi hỏi độ chuyên nghiệp cao.

Hiện nay, các luật sư kinh doanh Việt Nam đã có thể trở thành đối thủ cạnh tranh của các công ty luật nước ngoài tại Việt Nam ở không ít giao dịch quan trọng. Ví dụ, công ty Invest Consult gần đây đã tham gia đấu thầu cạnh tranh và thắng nhiều nhà thầu nước ngoài trong các dự án tư vấn về cải cách hành chính, cải cách doanh nghiệp nhà nước và các giao dịch thương mại khác.

Có thể kể ra một số dịch vụ cơ bản mà giới luật sư kinh doanh Việt Nam đã cung cấp:

- Theo tính chất nghề nghiệp: Hoạt động của luật sư kinh doanh bao gồm: hoạt động tư vấn như đưa ra các giải pháp pháp lý cho một quan hệ hoặc giao dịch cụ thể của khách hàng; hoạt động tranh tụng như tham gia giải quyết các sự cố pháp lý phát sinh từ một giao dịch trước các cơ quan tài phán.

- Theo lĩnh vực và đối tượng khách hàng: Hoạt động của luật sư kinh doanh được chia thành các nội dung cụ thể trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính; thành lập, giải thể, phá sản doanh nghiệp.. và hoạt động trong ngành cụ thể như trong ngành hàng không, ngành hàng hải...

Đó là những dịch vụ pháp lý gắn liền với hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp. ở giai đoạn đầu, một luật sư kinh doanh có thể hành nghề trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, như một xu hướng tất yếu, khi yêu cầu của xã hội ngày càng cao thì tính chuyên nghiệp hoá của luật sư kinh doanh sẽ càng rõ.

4. Luật sư trong vai trò góp phần bảo vệ công lý

Chỉ tính riêng năm 2007, đã có 44 trường hợp viện kiểm sát truy tố nhưng toà tuyên vô tội, gần 2.900 vụ án khi chuyển sang toà bị trả lại điều tra bổ sung do nhiều nguyên nhân, tăng nhiều so với các năm trước, trong đó có một nguyên nhân là sự thiếu vắng của luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị can trong giai đoạn điều tra.

Có thể nói đội ngũ Thẩm phán, những người cầm cân nảy mực, chính là linh hồn của hệ thống Tòa án. Ông Nguyễn Văn Hiện đã rất chí lý khi cho rằng để đảm bảo chất lượng xét xử, điều kiện hàng đầu là phải có người tiến hành tố tụng tốt. Thế nhưng, thực trạng của người tiến hành tố tụng, trong đó có thẩm phán thì sao? Tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 11 năm ngoái, nguyên Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Văn Hiện giãi bày: ngành Tòa án đã phải tạm “vơ vét” cán bộ để khắc phục tình trạng thiếu thẩm phán. Theo ông Hiện, hiện ngành tòa án còn thiếu trên 1.000 thẩm phán. Điều gì sẽ xảy ra với thực trạng như vậy?

Mới đây, khi trở thành người đứng đầu ngành tòa án, ông Trương Hòa Bình trả lời báo chí: ông sẽ chăm lo đội ngũ thẩm phán và quyết liệt đấu tranh chống tham nhũng.

Thực tế hiện nay là hầu hết người có tranh chấp đều rất ngại khi đến nhờ tòa giải quyết. Chưa nói đến chất lượng xét xử, tất cả những thủ tục liên quan đến một vụ án thông qua thẩm phán thụ lý đều có thể gây “nhức đầu” cho các đương sự. Từ thủ tục thụ lý đơn kiện, thủ tục đọc tài liệu, thủ tục lấy lời khai, thủ tục đưa vụ án ra xét xử, thủ tục tạm đình chỉ vụ án, thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời... tất cả đều nhiêu khê.

Lấy ví dụ thủ tục cung cấp tài liệu, chứng cứ. Theo quy định, đương sự có quyền được biết và cung cấp tài liệu, chứng cứ của vụ án. Tuy nhiên, theo một luật sư, trên thực tế “thẩm phán thụ lý thích thì cho, không thích thì viện đủ lý lẽ để từ chối. Nếu có khiếu nại cũng chẳng ăn thua vì họ không bị ràng buộc bởi chế tài nào cả”. Ông Trần Ngọc Tấn ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang kể, mới đây ông bỗng nhận được trát đòi của tòa cho biết một đương sự tên V.B.H. kiện ông về khoản nợ còn thiếu trên 30 triệu đồng. Ngạc nhiên và hoang mang vì chưa bao giờ nợ nần gì với người này, ông đề nghị thẩm phán thụ lý cung cấp chứng cứ. Thế nhưng, đề nghị của ông đã không được chấp nhận, ngoài việc cho xem một đơn kiện vu vơ.

Ngay cả các luật sư, những người bảo vệ cho các đương sự, cũng bị gây khó dễ. Luật sư Nguyễn Văn Chiến (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết có tòa yêu cầu phải mang máy photocopy đến mới cho sao chụp nhưng khi mang máy đến lại bảo “tòa không cung cấp điện, tự mang điện đến mà chạy máy” (!). Giới luật sư cho hay, ngay ở TAND TPHCM có thẩm phán đã từ chối, không cho chụp tài liệu bằng máy chụp hình kỹ thuật số với lý do luật chỉ quy định cho phép “sao chụp” (“sao chụp” không có dấu phẩy), có nghĩa không được “chụp” dưới bất cứ hình thức nào (!). Trong cuộc nói chuyện với nhóm luật sư mới đây, một cựu thẩm phán từng khuyên: “Các luật sư không nên “cương” với thẩm phán. Họ là người có quyền, họ có thể đưa ra hàng tá lý do để anh không tiếp cận được với hồ sơ. Lúc đó, còn cãi gì nữa”.

(Xem tiếp bên dưới)

 

CHUYÊN TRANG NGHỀ LUẬT SƯ VIỆT NAM
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
------------------------------------------- 
LUẬT SƯ QUẢN LÝ - HOTLINE: 0938188889