Bảo vệ sản xuất trong nước một cách hợp lý

 

                 Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm cho rằng trong bối cảnh hội nhập và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, các bộ cũng cần quan tâm thỏa đáng đến việc bảo vệ sản xuất trong nước một cách hợp lý.

Phát biểu tại phiên họp tổng kết năm 2008 và triển khai kế hoạch năm 2009 của Ủy ban quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế tổ chức ngày 19/1, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng nhấn mạnh các bộ cũng cần nâng cao vai trò tham mưu tư vấn cho Chính phủ và phòng chống các rủi ro thương mại, nhất là các vụ kiện chống bán phá giá cũng như hàng rào kỹ thuật.

Phó Thủ tướng chỉ đạo các bộ và các cơ quan hữu quan cần tăng cường phối hợp trong triển khai công tác, đặc biệt có sự gắn kết chặt chẽ và kịp thời về trao đổi thông tin giữa phái đoàn đại diện của Việt Nam ở nước ngoài và trong nước.

Hiện Bộ Công Thương đã thực thi đầy đủ những cam kết về việc mở cửa thị trường dịch vụ, phân phối; trong đó, nổi bật nhất là việc tạo điều kiện cho việc cấp phép hoạt động đối với một số ngân hàng 100% vốn nước ngoài như HSBC, ANZ, Standard Chartered. Đồng thời, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực phân phối, bán lẻ nước ngoài cũng được đăng ký hoạt động tại Việt
Nam từ ngày 1/1/2009.

Trong khi đó, Bộ Tài chính đã hướng dẫn và thực hiện việc cắt giảm thuế từ ngày 1/1/2008 cho hơn 3.000 dòng thuế, bao gồm các mặt hàng xi măng, dệt may, nông thổ sản, rau quả tươi, thịt chế biến, ôtô... với mức giảm từ 1-6%; trong đó đa số các mặt hàng có mức thuế suất giảm từ 2-3%. Cũng trong năm 2008 vừa qua, Bộ Tài chính đã rà soát các văn bản pháp lý về tài chính, so sánh với quy định của WTO để đề xuất lộ trình điều chỉnh phù hợp.

Bộ tư pháp vào cuộc bằng việc góp ý và thẩm định 95 điều ước quốc tế bao gồm những điều ước cụ thể trong quan hệ đa phương và song phương bên cạnh việc thẩm định 185 văn bản quy phạm trong nước. Những công việc trên góp phần đưa khuôn khổ pháp luật, quy định của Việt
Nam tiến gần và tương đồng với quy định của WTO cũng như quy định của các định chế, tổ chức quốc tế.

Theo Ủy ban Hợp tác Kinh tế Quốc tế, đến nay đã có 17 quốc gia công nhận Việt
Nam có nền kinh tế thị trường sau chuỗi hoạt động vận động, đàm phán với các đối tác quốc tế của Việt Nam

 

CHUYÊN TRANG NGHỀ LUẬT SƯ VIỆT NAM
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
------------------------------------------- 
LUẬT SƯ QUẢN LÝ - HOTLINE: 0938188889