Thừa kế từ tinh trùng của cha đã chết?

Thừa kế từ tinh trùng của cha đã chết?

Nếu con đẻ ra sau 6 năm chồng chết thì có thuộc con chung không? Và có được thừa kế di sản của Bố không? Luật điều chỉnh hay đạo đức điều chỉnh? 

1. Vấn đề con chung:

- Theo quy định ở Điều 63 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 về xác định cha, mẹ: “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng”. - Còn Theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 70/2001 về xác định con chung của vợ chồng: “Con sinh ra trong vòng 300 ngày, kể từ ngày người chồng chết… thì được xác định là con chung của hai người”.

Vậy suy ra là: Trên 300 ngày mà người cha mất, việc để lại tinh trùng và vợ thụ tinh nhân tạo thì sẽ không được xem là con chung. Như vậy, ở đây có vấn đề không hợp lý của quy định pháp luật. Trong trường hợp này, đứa trẻ sinh ra sẽ được mang họ bố hay là không mang họ bố? Việc trẻ sinh ra trong trường hợp này có phải xác định cha cho con không? Nếu có  thì phải làm thủ tục nhận cha rồi mới ghi tên cha trên giấy khai sinh như thế nào? Liệu có giải pháp pháp lý gì trong trường hợp này? Trước khi để lại tinh trung người đàn ông nên làm thủ tục gì?

2. Vấn đề thừa kế:

Nếu từ lô gic trên, theo Điều 635 Bộ Luật dân sự 2005, người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết… Như vậy, tại thời điểm người cha chết, hai đứa con  chưa thành thai ( còn là con tinh trùng) nên không được xác định là người thừa kế của cha. Liệu điều này có hợp lý không? Và nên sửa luật ra sao để đảm bảo được quyền thừa kế của người con trong trường hợp cha để lại tinh trùng.
3. Có phù hợp về pháp luật và đạo đức không?

Các vấn để này không được pháp luật quy định rõ ràng, và cũng chưa có hành lang thật chi tiết cụ thể, hướng dẫn áp dụng. Do đó còn nhiều vấn đề phát sinh. Pháp luật cần có một sự nghiên cứu kỹ và điều chỉnh lại, bổ sung những quy định cần thiết nhất.

4. Tinh trùng có phải là di sản thừa kế không?

Di sản thừa kế là gì?

Di sản thừa kế đó là tài sản để lại, là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống. Di sản thừa kế được thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật. Di sản thừa kế theo di chúc là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi họ còn sống. Di sản thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

 

Tinh trung không phải là tài sản, không phải hàng hóa.. nên không thể là di sản thừa kế?

Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác của Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng được xây dựng trên tinh thần này. Và vì bộ phận cơ thể người không thể được coi là một loại hàng hóa, hay tài sản nên cũng không thể là tài sản thừa kế. Như vậy, tinh trùng – một phần của cơ thể con người - không phải là một loại tài sản nên không thể là đối tượng được thừa kế.

Về mặt pháp luật  mặc dù đã có quy định về hiến tạng và thực tế những bộ phận của cơ thể con người như tim, gan, phổi, thận... và kể cả tinh trùng đều không thể được coi là một loại hàng hóa hay tài sản để có thể trao đổi, chuyển nhượng vì đó là việc làm phi đạo đức.

5. Gặp khó khi sử dụng tinh trùng của cha đã chết, thừa kế, và chia di sản cũng như sử dụng:

Có rất nhiều trường hợp cha chết, mẹ đi lấy chồng khác, mẹ của người ông, bà... có quyền sử dụng tinh trùng đó để thụ tinh nhân tạo và tạo ra cháu không? Có nhiều trường hợp bệnh viện không cho sử dụng do có quan điểm" ông bà" không phải người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật trong việc sử dụng này. 

Đây là vấn đề còn nhiều tranh cãi và cần thêm nhiều ý kiến đóng góp để hoàn thiện. Mời các bạn gửi ý kiến vào coment cuối bài hoặc mail: luatsudungst@gmail.com để chúng tôi đăng tải lên phần coment này!

Chân thành cảm ơn - BQT Nghề luật sư

 

 

CHUYÊN TRANG NGHỀ LUẬT SƯ VIỆT NAM
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
------------------------------------------- 
LUẬT SƯ QUẢN LÝ - HOTLINE: 0938188889