Tù tại gia và vấn đề cần nghiên cứu

Tù tại gia và vấn đề cần nghiên cứu

Đại biểu Quốc hội đã đề cập về tù tại gia vào 13/11/2018 cho rằng những người phạm tội nhẹ có thể cho quản thúc tại nhà để giảm bớt gánh nặng cho xã hội. Trước đó, thảo luận tại tổ về dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi) các đại biểu cũng đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu hình thức "tù tại gia" để giảm bớt áp lực quá tải trại giam và áp dụng đối với những trường hợp phạm tội nhẹ, ít có khả năng gây nguy hiểm cho xã hội. Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga đồng tình với đề xuất này. Với hình thức này chỉ nên áp dụng với những tội phạm không nghiêm trọng, như tội như cố ý gây thương tích hoặc vi phạm trong đối xử với bố mẹ, anh em...

"Còn với những tội nghiêm trọng về ma tuý, tham nhũng, giết người, tội phạm an ninh quốc gia thì phải đưa vào tù tập trung, cách ly khỏi xã hội. Nói chung tuỳ loại đối tượng mới áp dụng, sau này các cơ quan bảo vệ pháp luật cần quy định cụ thể trong luật", ông nêu quan điểm. Dưới góc độ nhìn nhận:  "tù tại gia" không chỉ giúp giảm áp lực cho các nhà tù, giảm ngân sách quốc gia chi cho các tù nhân mà còn có tác dụng về giáo dục, khiến người vi phạm phải xấu hổ với cộng đồng, làng xóm và gia đình.

"Tù tại gia" cũng có thể là một hình thức giam giữ. Ví dụ người đó được giam giữ trong "khung nhà sắt" rồi giao cho gia đình chăm sóc, đến bữa ăn cho ăn, còn giám thị sau này định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, nếu để trốn thì gia đình phải chịu trách nhiệm. Hoặc có thể làm như một số nước là gắn chip để theo dõi, đối tượng "tù tại gia" chỉ được di chuyển trong một khu vực nhất định.

Vấn đề quan trọng nhất là quy trình quy định loại tội nào, mức án nào thì được hưởng "tù tại gia". Mặt khác, phải khẳng định được người được áp dụng "tù tại gia" là người đó có tiến bộ, không có khả năng phạm tội và không có khả năng gây nguy hại cho xã hội.

hổ biến từ cuối thế kỷ 20

Về mặt lịch sử, hình phạt giam giữ tại nhà được áp dụng lần đầu vào thế kỷ 17 và người bị phạt đầu tiên được biết tới thời điểm này chính là nhà thiên văn học Galileo khi ông công bố thuyết Nhật tâm trái ngược với thuyết Địa tâm của Thiên Chúa giáo. Án quản thúc tại gia với ông Galileo được tuyên trong phiên tòa nổi tiếng năm 1633.

Tuy nhiên phải tới cuối thế kỷ 20, với sự ra đời và phổ biến của các thiết bị theo dõi điện tử, việc giám sát từ xa mới tiết kiệm và đơn giản hơn. Hình phạt giam giữ tại nhà dần trở thành một lựa chọn thay thế được áp dụng phổ biến hơn tại Mỹ và các nước phương Tây.

Giam giữ tại nhà là một lựa chọn giam giữ tù nhân khác so với cách giam giữ tập trung thông thường trong nhà tù. Mục tiêu của phương pháp này là vừa giúp giảm tỉ lệ tái phạm tội, mặt khác cũng nhằm giảm số tù nhân, theo đó tiết kiệm ngân sách cho hệ thống nhà lao giam giữ của chính quyền sở tại.

Hình phạt giam giữ tại nhà cũng tạo điều kiện cho các tù nhân vẫn có cơ hội giữ được công việc hoặc tìm kiếm việc làm trong thời gian thụ án, duy trì các mối quan hệ và trách nhiệm gia đình, đồng thời có thể tham gia các chương trình cải tạo, hoàn lương, giúp họ giải quyết căn nguyên gây ra tội trạng khiến họ phải thụ án.

Những nội hàm cụ thể liên quan tới hình phạt giam giữ tại nhà có thể khác nhau đôi chút giữa các nơi, các nước. Tuy nhiên về cơ bản, hầu hết đều có chung một số điểm lớn như cho phép phạm nhân được tiếp tục làm việc và buộc phải có mặt tại nơi ở của họ trong những thời gian ngoài giờ làm việc.

Phạm nhân bị giam giữ tại nhà cũng được phép rời nhà trong một số trường hợp đặc biệt như tới trình diện sở cảnh sát hoặc cơ quan chức năng khi cần, các điểm hoạt động tôn giáo, trung tâm giáo dục, văn phòng luật sư, khám chữa bệnh.

Một số nơi còn cho phép người bị giam giữ tại nhà được rời nơi ở trong những hoạt động định kỳ, đã được cho phép trước như mua sắm lương thực, giặt đồ…

Người bị giam giữ tại nhà cũng sẽ phải có trách nhiệm hồi đáp thông tin liên lạc của nhà chức trách khi có yêu cầu cần xác minh việc họ đang có mặt tại nơi ở. Trong một số trường hợp ngoại lệ, nhà chức trách cũng có thể cho phép một số người thăm phạm nhân bị giam giữ tại nhà.

Tùy theo mức độ phạm tội, người bị giam giữ tại nhà cũng sẽ phải tuân thủ những quy định với mức quản thúc nghiêm ngặt khác nhau của tòa. Chẳng hạn, với những người bị giam giữ tại nhà ở mức nghiêm trọng nhất sẽ bị quản thúc tại nơi ở của họ 24 giờ/ngày và 7 ngày/tuần, ngoại trừ một số hoạt động điều trị bệnh đã được tòa cho phép, trình diện tòa hoặc thăm khám bệnh.

Giám sát bằng công nghệ:

Theo đó khi phạm nhân đi quá xa khỏi ngôi nhà, vi phạm của họ lập tức được ghi lại và thông báo tới cảnh sát. Để ngăn ngừa ý đồ "tháo còng", nhiều thiết bị còng điện tử còn có tính năng phát hiện và thông báo khi phạm nhân thử tìm cách tháo còng.

Dịch vụ theo dõi này thường được các sở cảnh sát ký hợp đồng với một đối tác cung cấp công nghệ theo dõi điện tử. Công ty này sẽ có các nhân viên theo dõi đồng thời nhiều phạm nhân cùng lúc.

Khi có vi phạm, thiết bị điện tử lập tức phát tín hiệu tới cảnh sát, và tùy theo mức độ vi phạm, người tù ở xa sẽ bị kết án theo cấp độ tương ứng.

Tiến bộ và văn minh:

Hình thức tù tại gia ở một số quốc gia trên thế giới áp dụng là cải tạo tại nhà, cho đeo vòng định vị. Người tù vẫn được sinh hoạt bình thường, nhưng chỉ hạn chế việc tự do đi lại trong phạm vi cụ thể. Đây là một hình thức cải tạo tiến bộ, là một xu hướng để chúng ta nghiên cứu, nhưng để thực hiện được cần có cơ sở hạ tầng, điều kiện hoàn chỉnh kèm theo. Việc áp dụng hình thức tù tại gia như trên ở điều kiện của Việt Nam như hiện nay là rất khó.

Các nước áp dụng ra sao? "Tù tại gia" ở nước ngoài như thế nào?

Theo từ điển bách khoa Britannica, giam giữ tại nhà (house arrest) chỉ việc một người bị quản thúc ngay tại chính ngôi nhà của họ. Hình thức giam giữ tại nhà được các hệ thống tư pháp trên thế giới áp dụng và thường liên quan tới những yêu cầu khác nhau, theo từng nơi. Có nhiều dạng thức giam giữ tại nhà khác nhau, tùy theo mức độ nghiêm khắc của hình phạt mà tòa yêu cầu với mỗi án phạt.

Về đại thể, việc giam giữ tại nhà gắn với việc một người phạm tội bị buộc phải có mặt tại nhà họ trong những khoảng thời gian cụ thể, thường là buổi tối. Trong một số trường hợp khác, người phạm tội bị bắt phải ở nhà hầu hết thời gian trong ngày, trừ một số trường hợp ngoại lệ như khi được đi học, đi làm, tới các cơ sở tôn giáo, chăm sóc điều trị y tế hoặc mua lương thực.

Trong mọi hình thức giam giữ tại nhà, dạng thức nghiêm khắc nhất là người phạm tội buộc ở nhà toàn thời gian trong ngày, ngoại trừ một số ngoại lệ hiếm hoi như chữa bệnh hay tham gia chương trình cải huấn theo lệnh của tòa. Việc giám sát phạm nhân sẽ được hỗ trợ bằng các thiết bị theo dõi điện tử gắn ngay trên mắt cá chân của họ.

Mọi dạng thức giam giữ tại nhà có thể áp dụng gần như ở mọi giai đoạn tố tụng hình sự. Cơ quan thực thi pháp luật có thể sử dụng hình thức này cho nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, giam giữ tại nhà có thể hữu ích khi được sử dụng như một dạng quản thúc nghi phạm trước ngày ra tòa với những bị cáo không có khả năng tự bảo lãnh tại ngoại.

Mục đích ban đầu của giam giữ tại nhà trước xử án là để đảm bảo các bị cáo có mặt tại phiên tòa xét xử, bảo đảm an toàn cho cộng đồng và giảm bớt tình trạng giam giữ quá tải trong các nhà tù và dành chỗ trong tù cho những bị cáo nguy hiểm nhất và cũng kém tin cậy nhất.

Tuy nhiên theo tôi, với việc chấp hành hình phạt "tù tại gia", cần lưu tâm một số yếu tố sau:

Thứ nhất, chỉ áp dụng đối với những tội phạm ít nghiêm trọng (khung hình phạt do BLHS quy định là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 3 năm).

 Hoặc chỉ áp dụng với những tội phạm nghiêm trọng (với mức cao nhất của khung hình phạt là từ trên 3 năm tù đến 7 năm tù) nhưng phải kèm theo một số điều kiện khác. Bản thân bị án phải có đơn đề nghị được chấp hành hình phạt tại nhà và có những cam kết rõ ràng về việc không bỏ trốn hoặc tái phạm, nếu bỏ trốn thì lập tức bị giam tại nhà giam, nếu tái phạm sẽ bị tăng án và không có cơ hội chấp hành hình phạt tại nhà nữa.

Thứ hai, không có hoặc có rất ít khả năng gây nguy hiểm cho cộng đồng từ hành vi phạm tội đó. Tức là khi "tù tại gia", người mang án không thể hoặc rất ít có thể tái phạm hoặc có những hành vi khác có liên quan đến hành vi phạm tội bị kết án mà gây nguy hiểm cho cộng đồng.

Ví dụ: người điều khiển xe gây tai nạn làm chết người, bị phạt 3 năm tù giam, đồng nghĩa với việc bị tước giấy phép lái xe, tức là có rất ít cơ hội được lái xe và gây nguy hiểm cho người khác; nếu cá nhân nào giao phương tiện cho bị án điều khiển xe tất nhiên là vi phạm pháp luật.

Ngược lại, một người bị phạt 3 năm tù về tội tuyên truyền chống nhà nước thì nếu chấp hành hình phạt tại nhà vẫn có thể tiếp tục hành vi này, nên không thể cho thụ hình tại nhà.

Thứ ba, bản thân bị án là người phạm tội lần đầu, phải thể hiện sự ăn năn, hối cải, có tinh thần phục thiện cao. Các biểu hiện đó là phải thực hiện xong các nghĩa vụ liên quan, như xin lỗi, bồi thường thiệt hại, thực hiện việc nộp phạt, giao nộp tang vật hoặc tài sản để sung công…, đồng thời phải thành khẩn khai báo, không có ý định bỏ trốn hoặc tìm cách tiếp tục vi phạm pháp luật, dù hành vi cũ hay phạm tội khác.

Bên cạnh đó, nên có yêu cầu một người thân (cha, mẹ, chồng/vợ, anh/chị/em ruột, con (con ruột, con nuôi hợp pháp, dâu, rể)… và một người đại diện chính quyền, đoàn thể ở cơ sở (tổ trưởng tổ dân phố, hội trưởng cựu chiến binh, chi hội trưởng đoàn thanh niên, đại diện chính quyền cấp xã…) xác nhận bảo lãnh.

Thứ tư, có nơi cư trú rõ ràng, ổn định để các cơ quan chức năng có thể dễ dàng kiểm tra, giám sát việc chấp hành. Người đề nghị chấp hành hình phạt tại nhà phải có nhà ổn định và lấy nơi đó làm nơi thụ án; nếu ở nhà người khác thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của chủ nhà chấp thuận cho người đó ở trong suốt thời gian chấp hành án.

Cần quy định: người thụ hình tại nhà không được rời khỏi xã, phường, thị trấn nơi chấp hành án, những trường hợp đặc biệt (như đi chữa bệnh…) phải có xác nhận của cơ quan chức năng ở nơi đi và nơi đến. Định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý, phải trình diện với công an xã, phường, thị trấn nơi đang thụ án và có lập biên bản việc trình diện đó.

Các đề xuất trên đây là tổ hợp các điều kiện để người bị án tù có thể thực hiện việc thụ án tại nhà, cần được các cơ quan chức năng ban hành thành những quy định cụ thể, phù hợp và dễ dàng thực hiện trên thực tế, đồng thời tránh lạm dụng hoặc tiêu cực, để bỏ sót người nên được tù tại nhà nhưng lại cho phép kẻ không đủ điều kiện nhưng nhờ khéo "chạy" mà được thụ án bằng cách này để tiếp tục phạm pháp. 

Do đó, cần thực hiện có lộ trình phù hợp, có thể thí điểm ở một số địa phương, từ đó rút kinh nghiệm và thực hiện rộng rãi hơn. Đồng thời, có thể áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào quản lý, như sử dụng thiết bị theo dõi, thực hiện việc trình diện bằng công nghệ…

Từ đó, có thể giúp việc chấp hành hình phạt tù trở nên nhân văn hơn đối với người mang án, giảm áp lực cho các nhà giam và trên hết là thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc của pháp luật nước ta.

( NGHỀ LUẬT SƯ TỔNG HỢP)

CHUYÊN TRANG NGHỀ LUẬT SƯ VIỆT NAM
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
------------------------------------------- 
LUẬT SƯ QUẢN LÝ - HOTLINE: 0938188889