Chiều ngày 30/5, bị cáo Nguyễn Đức Kiên đã có phần đối đáp “dài hơi” trước HĐXX và đại diện viện kiểm sát (VKS). Sau khi nêu quan điểm rằng mình bị phân biệt đối xử, ông Kiên tiếp tục đi vào trình bày quan điểm để bào chữa cho mình.
Về việc Cố ý làm trái, bị cáo Kiên phân tích, để buộc tội một người chỉ khi hành vi đó gây thiệt hại, phải chứng minh được ACB bị thiệt hại, được xác nhận là đã xảy ra chứ không phải sẽ xảy ra. Bị cáo Kiên khẳng định ACB không bị thiệt hại từ hoạt động đầu tư vào cổ phiếu ACB dù có việc đó hay không. “Không có bằng chứng nào được xác nhận bằng văn bản thể hiện rằng tôi chỉ đạo việc đầu tư vào cổ phiếu ACB thông qua ACI của ACBS.”, lời Nguyễn Đức Kiên.
Nguyễn Đức Kiên đã có cuộc đối đáp về các hành vi bị truy tố của mình
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
|
“Bầu” Kiên nhấn mạnh: “Tôi đề nghị VKS đưa ra được bằng chứng là tôi cố ý làm trái. Một tài liệu rõ ràng và đầy đủ. Bằng chứng mà VKS đưa ra chỉ là một đoạn trích dẫn trong báo cáo của ACBI gửi cho chủ tịch của mình về việc mua hộ. VKS quy cho tôi là chủ mưu, chủ đạo, tổ chức. Tôi cần được chứng minh, tôi chủ mưa là tôi bàn bạc với ai? Nội dung bàn bạc ấy ở thời điểm nào? Địa điểm nào? Các thành viên cuộc họp phải đưa ra được bằng chứng là tôi chỉ đạo, ép buộc?”.
Tóm lại, ông Kiên khẳng định mình không làm trái pháp luật, không yêu cầu, ép buộc ai thực hiện hành vi nào vi phạm pháp luật. Đề nghị HĐXX và VKS đánh giá những thiệt hại sẽ xảy ra.
Ông Kiên nói tiếp, về quyết định ngày 22/3/2010, quyết định này có vi phạm pháp luật không? (ông Kiên dẫn các mốc thời gian ban hành các quyết định của NHNN để cho thấy hoạt động ủy thác không phải là “hoạt động ủy thác khác” không cần phải xin phép NHNN).
“Hành vi của tôi nếu bị quy vào là có liên quan thì tôi và thành viên khác có trách nhiệm gì trong quyết định này? VKS nói chúng tôi biết rủi ro nhưng vẫn làm. Thành viên HĐQT khi đưa ra quyết định việc gì, phải đưa ra các rủi ro để cân nhắc. Nhưng căn cứ vào các quy định phap luật lúc đó, họ cân nhắc được rủi ro đó có thể quản lý nên mới đưa ra quyết định”, ông Kiên nói.
Bị cáo Kiên nói, trong điều lệ ACB ghi, người nào thi hành công vụ không vì lợi ích cá nhân, không cố ý vi phạm pháp luật mà gây thiệt hại thì không phải chịu trách nhiệm, ACB chịu trách nhiệm. Như vậy, các cá nhân ACB không phải chịu trách nhiệm. Cho đến nay, ĐHCĐ ACB cũng chưa có bất kỳ văn bản nào yêu cầu các thành viên HĐQT ACB và tôi phải chịu trách nhiệm về các thiệt hại.
Các cá nhân và tôi chỉ chịu trách nhiệm nếu xảy ra thiệt hại. Chủ thể, người có quyền xác định ở đây là thiệt hại hay không là cổ đông của ACB.
"VKS nói rằng hành vi Lừa đảo của tôi được xác lập ngay sau khi công ty nhận được tiền của Hòa Phát. Người vi phạm pháp luật là ai? Ngày 21/5, bất kể hợp đồng ký với nội dung gì thì ngay lập tức, công ty đã tiến hành xác nhận việc chuyển đổi cổ phiếu khi chưa chuyển tiền. Tôi không có bất kỳ khiếu nại nào với công ty Hòa Phát kể cả hành vi đó đã vi phạm pháp luật:", lời ông Kiên.
Theo bị cáo Kiên, hợp đồng thế chấp tài sản bắt buộc đăng ký tại trung tâm giao dịch, đây là việc quản lý tài sản đảm bảo cho việc thanh toán chứ không phải thế chấp. Khi đăng ký quản lý tài sản đảm bảo, Hòa Phát đã xác nhận số cổ phiếu, giấy chứng nhận sở hữu.
Theo phân tích của "bầu" Kiên, hợp đồng hoán đổi là khi Hòa Phát nhận được tiền của ông này chuyển qua tài khoản của em gái ông là bà Nguyễn Thuý Hương, khi nhận đầy đủ rồi thì công ty khác của Hòa phát mới rót tiền từ một ngăn khác ra trả cho ACBI. "Minh chứng rõ ràng là tôi không có ý thức chiếm đoạt, nếu không tôi đã không để tiền trong cái “ví” đó của Hòa Phát", ông Kiên khẳng định.
Ông Kiên nói rằng, email của chị Ngọc với chị Yến về việc không giải chấp được số cổ phiếu đang thế chấp, chỉ là ý kiến trao đổi nghiệp vụ của nhân viên với nhân viên. ACBS phải trả lời bằng văn bản thì mới đủ cơ sở để kết tội cho tôi.
Có 0 bình luận cho bài viết này.
Gửi bình luận