Hành nghề Luật: Nghề Luật ở Pháp và Đức

Hành nghề Luật: Nghề Luật ở Pháp và Đức

Nói đến việc hành nghề luật ở hai nước Pháp và Đức ta có thể kể đến ba công việc quan trọng và đáng chú ý nhất là: Thẩm phán, Luật sư và công chứng viên. Thông qua việc tìm hiểu và so sánh các công việc này ở Pháp và Đức ta có thể phần nào thấy được những nét chung và những điểm khác biệt trong việc hành nghề luật ở hai quốc gia này.

Thẩm phán:

 Thẩm phán là người nắm giữ cán cân công lý nên ở cả hai nước, việc tuyển chọn thẩm phán là vô cùng kỹ lưỡng. Các thẩm phán được bổ nhiệm suốt đời và được làm việc một cách độc lập và ổn định, họ không thể bị di chuyển nơi làm việc nếu họ không đồng ý.

 Ở Pháp, các Thẩm phán do Tổng thống bổ nhiệm theo đề nghị của Hội đồng thẩm phán trung ương.

Ở Đức các thẩm phán lại do bộ tư  pháp của các bang tuyển chọn. Việc bổ nhiệm và thăng cấp cho Thẩm phán các bang do bộ trưởng tư pháp của bang quyết định, còn việc bổ nhiệm và thăng cấp cho Thẩm phán các bang do bộ trưởng tư pháp của bang quyết định, còn việc bổ nhiệm và thăng cấp cho Thẩm phán tòa án liên bang thì do hai viện của nghị viện liên bang quyết định. Ở Đức đội ngũ Thẩm phán khá đông đảo, tính đến ngày 1/1/1991 chỉ riêng các bang của Tây Đức đã có 17932 thẩm phán xét xử, 3887 thẩm phán công tố. Tính đến ngày 1/1/1993 các bang của Đông Đức có 2577 thấm phán xét xử và 1003 thẩm phán công tố.

Luật sư:

Ở Pháp, sau khi trải qua tất cả các khóa học cần thiết và vượt qua được tất cả các kì thi, các luật gia phải trải qua thời kì tập sự 2 năm. Luật sư tập sự chưa thể làm việc độc lập ngay với tư cách một luật sư bào chữa ở phiên tòa, họ buộc phải làm việc với tư cách cộng tác viên cho một luật sư khác hoặc làm việc với tư cách một luật sư tư vấn. Sau thời gian tập sự nếu có nhận xét tốt của luật sư hướng dẫn tập sự, người thực tập sẽ được nhận giấy chứng nhận hết tập sự và trở thành luật sư chính thức. Tính đến năm 1990 ở Pháp có khoảng 20000 luật sư bào chữa và khoảng 5000 luật sư tư vấn.

 Ở Đức, luật sư biện hộ có vị trí được bảo đảm bởi vì chỉ có các luật sư biện hộ nghĩa là thành viên của đoàn luật sư mới được phép đại diện trước tòa. Mỗi khu vực lãnh thổ mà trong đó có tòa án tư pháp phúc thẩm của bang (OLG) đều thành lập một đoàn luật sư. Các luật sư muốn biện hộ trước tòa phải có giấy phép của đoàn luật sư.

Như vây, khi đã được công nhận là một luật sư thực thụ, thì việc hành nghề luật sư ở Pháp và Đức khác nhau cơ bản ở chỗ: nếu như ở Đức, một luật sư muốn biện hộ trước tòa bắt buộc phải được sự đồng ý của đoàn luật sư thì ở Pháp, luật sư được phép độc lập giải quyết.

Công chứng viên:

Ở cả  Đức và Pháp, công chứng viên là người soạn thảo và chứng thực các văn bản pháp luật như di chúc, các hợp đồng mua bán và các giao dịch khác về bất động sản, như vậy họ không những là người soạn thảo hợp đồng, di chúc mà còn tạo ra cho chúng giá trị công chứng thư, lưu giữ các công chứng thư, tư vấn cho các bên và chịu trách nhiệm cá nhân về việc làm của mình. Số lượng các công chứng viên do pháp luật giới hạn, công chứng viên là công chức nhà nước và thường được coi là các chuyên gia về hợp đồng.

Thông thường ở cả Pháp và Đức, một luật sư cũng có thể đồng thời trở thành thẩm phán hoặc công chứng viên. Tuy nhiên, yêu cầu về bằng cấp là chưa đủ mà họ còn phải đợi còn chỗ trống tức là chỉ có thể phải đợi đến lúc có người nghỉ hưu.

( NGHỀ LUẬT SƯ - ST)

CHUYÊN TRANG NGHỀ LUẬT SƯ VIỆT NAM
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
------------------------------------------- 
LUẬT SƯ QUẢN LÝ - HOTLINE: 0938188889