Qua các thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, có thể nhận thấy đa số các công trình năng lượng do Trung Quốc làm tổng thầu EPC đều chậm tiến độ từ 1 đến 2 năm và chất lượng thiết bị nhà máy không cao.
Nguyên nhân thường được quy cho nhà thầu Trung Quốc nhưng thực tế các chủ đầu tư cũng có phần lớn trách nhiệm. Chính vì vậy mà khi việc thực hiện hợp đồng của nhà thầu không đạt được như yêu cầu đề ra, ít có chủ đầu tư nào muốn công khai thông tin cũng như có các biện pháp xử lý quyết liệt theo pháp luật và theo quy định của hợp đồng. Vậy đâu là trách nhiệm của các chủ đầu tư?
Công tác lựa chọn nhà thầu của các chủ đầu tư không chặt chẽ từ khâu chuẩn bị đầu bài chọn thầu (hồ sơ mời thầu EPC). Thông thường, các hồ sơ mời thầu EPC được lập dựa trên hồ sơ thiết kế cơ sở hoặc thiết kế kỹ thuật, trong khi các hồ sơ thiết kế này có chất lượng không cao.
Nhiều nội dung yêu cầu kỹ thuật không cụ thể để mở nhiều phương án cho nhà thầu chọn. Ví dụ như, hồ sơ không nêu cụ thể các tiêu chuẩn, quy phạm bắt buộc áp dụng cho thiết kế và chế tạo thiết bị, cho thiết kế và thi công xây dựng, cũng không yêu cầu “đã qua kinh nghiệm vận hành” đối với loại thiết bị nhà máy được lựa chọn (số giờ vận hành thực tế, tính năng kỹ thuật), không yêu cầu về độ khả dụng và độ tin cậy của nhà máy; không liệt kê cụ thể các vật tư thiết bị lắp đặt cho nhà máy mà trong nước đã sản xuất được v.v…
Về năng lực, kinh nghiệm cần có của nhà thầu, hồ sơ mời thầu EPC của chủ đầu tư Việt Nam thường chỉ đưa ra các yêu cầu chung chung, không nêu cụ thể nhà thầu đã phải thực hiện bao nhiêu công trình có công nghệ và quy mô tương tự; không yêu cầu kê khai về kết quả thực hiện các dự án đó (về chất lượng, tiến độ, chi phí), về hiệu quả vận hành của các nhà máy sau khi nhà thầu hoàn thành xây dựng.
Chính các yêu cầu kỹ thuật từ phía chủ đầu tư không cụ thể và rõ ràng như nêu trên và các tiêu chí đánh giá kỹ thuật không chi tiết đã dẫn đến kết quả: công tác đánh giá năng lực kỹ thuật của các nhà dự thầu không hợp lý, một số nhà thầu yếu kém vẫn đạt điểm yêu cầu kỹ thuật.
Về mặt đánh giá giá chào, việc chọn nhà thầu có giá chào EPC thấp nhất (sau khi quy đổi về cùng một mặt bằng đánh giá) là không hợp lý vì đối với các công trình năng lượng, chi phí vận hành và bảo trì nhà máy cũng đóng vai trò quyết định trong việc xác định hiệu quả đầu tư của dự án.
Hiện nay, ở các công trình trên thế giới và một vài công trình năng lượng ở Việt Nam đã áp dụng cách đánh giá giá trên cơ sở đánh giá tổng hợp giá chào EPC và chi phí vận hành và bảo trì qua toàn bộ vòng đời của nhà máy.
Với cách đánh giá này, nhà thầu chào giá EPC cao hơn nhưng có tính năng thiết bị tốt hơn, chi phí vận hành và bảo trì thấp hơn vẫn có khả năng trúng thầu và như vậy, giúp chủ đầu tư chọn được nhà thầu đem lại hiệu quả cao nhất.
Một bất cập hiện nay là quy định pháp luật hiện hành cấm nêu cụ thể nguồn gốc xuất xứ hàng hoá, thiết bị trong hồ sơ mời thầu, trong khi đó dự toán giá gói thầu lại phải được lập trên cơ sở hồ sơ thiết kế và thiết bị phải được xác định rõ nguồn gốc xuất xứ.
Quy định này vô hình trung đánh đồng về mặt giá của các thiết bị có xuất xứ từ Trung Quốc với các thiết bị từ các nước G7, dẫn đến lợi thế rất lớn cho các nhà thầu Trung Quốc khi tham gia đấu thầu.
Bên cạnh đó, mặt soạn thảo hợp đồng cũng không chặt chẽ. Trong hồ sơ mời thầu có đưa ra dự thảo hợp đồng EPC do chủ đầu tư soạn nhưng thường thiếu nhất quán giữa các điều khoản và chưa dự tính đến việc xử lý các tình huống xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Trong giai đoạn thương thảo hợp đồng, với các nhà thầu Trung Quốc, họ thường rất dễ dàng đàm phán. Họ chấp nhận hầu hết các điều kiện, điều khoản chủ đầu tư đưa ra nhưng thực tế sau đó, khi thực hiện hợp đồng lại không tuân thủ.
Không mạnh tay với các nhà thầu vi phạm hợp đồng
Các nhà thầu Trung Quốc sau khi trúng thầu và ký hợp đồng không thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản hợp đồng đã cam kết.
Qua kinh nghiệm làm việc nhiều năm trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, hợp tác với nhà thầu Trung Quốc, có thể ước các nhà thầu Trung Quốc thường có 9 loại vi phạm hợp đồng phổ biến.
Có thể liệt kê như:
- Không thực hiện đúng cam kết liên danh với nhà thầu có năng lực hoặc các nhà thầu phụ đã được kê khai trong hồ sơ dự thầu;
- Điều động các nhân sự chủ chốt không đáp ứng yêu cầu của hợp đồng về kỹ năng tiếng Anh, về năng lực quản lý dự án. Các nhân sự này làm việc với chủ đầu tư phải thông qua phiên dịch Trung - Anh hoặc Trung - Việt;
- Thay đổi tiêu chuẩn về thiết kế, vật liệu, chế tạo sang áp dụng tiêu chuẩn Trung Quốc;
- Thay đổi nguồn gốc xuất xứ thiết bị sang Trung Quốc;
- Không tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam về nhập cảnh, xuất cảnh, đăng ký tạm trú, sử dụng lao động phổ thông Trung Quốc;
- Yếu kém trong công tác quản lý dự án, quản lý thiết kế, quản lý nhà thầu phụ, tổ chức thi công và công tác quản lý chất lượng công trình;
- Yếu kém trong công tác lập, theo dõi, quản lý tiến độ dự án;
- Yếu kém trong công tác đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường;
- Từ bỏ trách nhiệm bảo hành.
Tuy nhiên, với các vi phạm hợp đồng nêu trên của nhà thầu, các chủ đầu tư Việt Nam lại thường không xử lý cương quyết.
Một số chủ đầu tư thường có tư tưởng đã “đâm lao thì phải theo lao”, khi đã lỡ chọn nhà thầu Trung Quốc, thường tìm cách chấp nhận hoặc ngầm chấp nhận các thay đổi được nhà thầu đề xuất do sức ép phải đảm bảo tiến độ.
Một số chủ đầu tư khác có ý định để nhà thầu thực hiện xong sẽ phạt vi phạm hợp đồng.
Đáng tiếc là, hầu như chưa có dự án nào chủ đầu tư phạt được nhà thầu Trung Quốc vì hai bên thường quy trách nhiệm cho nhau, hoặc mức phạt theo hợp đồng thường hạn chế và không tương xứng với mức độ thiệt hại của chủ đầu tư, chẳng hạn giới hạn mức phạt tối đa thông thường ở các hợp đồng là 10-15% giá trị hợp đồng, chỉ tương ứng với mức phạt từ 5 đến 10 tháng chậm tiến độ, trong khi có dự án nhà thầu Trung Quốc chậm đến hơn 2 năm.
Đó là chưa kể đến các thiệt hại của chủ đầu tư khi đưa công trình vào sử dụng, nhà máy không vận hành được công suất, hiệu suất thiết kế hoặc vận hành không ổn định (gặp nhiều sự cố thiết bị).
Mặc dù, theo pháp luật và theo quy định hợp đồng chủ đầu tư có quyền và các công cụ mạnh để xử lý vi phạm hợp đồng như: Buộc thực hiện đúng hợp đồng; phạt vi phạm; bồi thường thiệt hại và huỷ hợp đồng.
Tuy nhiên, các chủ đầu tư thường không xử lý “mạnh tay” dứt khoát với các vi phạm của nhà thầu do tính cả nể, “dĩ hoà vi quý”, không muốn xảy ra tranh chấp và do mức hiểu biết hạn chế về luật và tập quán quốc tế nên không sẵn sàng cho công tác kiện tụng, giải quyết tranh chấp.
Cần lập danh sách đen các nhà thầu “dính phốt”.
Không nên tiếp tục "bắt tay" với các nhà thầu đã "dính lỗi"
Với các thách thức khi lựa chọn nhà thầu EPC Trung Quốc như nêu trên, thiết nghĩ các cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu nên chăng tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm các công trình năng lượng quan trọng do các nhà thầu EPC Trung Quốc thực hiện.
Từ đó, cần phải đưa vào “danh sách đen” tên các nhà thầu Trung Quốc, sau khi trúng thầu, không thực hiện đúng cam kết hợp đồng ở các công trình đã và đang thực hiện và không cho phép các nhà thầu này tham dự đấu thầu các công trình khác ở Việt Nam.
Các cơ quan cũng cần cơ chế định kỳ giám sát đầu tư và yêu cầu các chủ đầu tư các công trình năng lượng quan trọng báo cáo đầy đủ, trung thực tình hình thực hiện đầu tư xây dựng và các vướng mắc, tranh chấp trong quá trình thực hiện.
Nhà nước nên cho phép các chủ đầu tư được nêu yêu cầu nguồn gốc xuất xứ thiết bị trong hồ sơ mời thầu, có thể theo hướng nêu xuất xứ từ một nhóm các nước có trình độ tương đương về công nghiệp chế tạo thiết bị.
Cơ chế, chính sách hỗ trợ hình thành và phát triển các nhà thầu EPC Việt Nam mạnh về thực lực và đủ sức cạnh tranh với các nhà thầu nước ngoài. Hiện nay, đa số các nhà thầu EPC Việt Nam thường phân chia gói thầu EPC thành một số gói thầu phụ và chỉ việc quản lý các nhà thầu phụ của các gói EPC con.
Đối với chủ đầu tư các dự án, cần lập các hồ sơ mời thầu EPC chặt chẽ, có yêu cầu cụ thể về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu, kèm theo các hồ sơ, tài liệu chứng minh và đưa vào tiêu chí đánh giá kỹ thuật.
Chủ đầu tư cần làm rõ các nội dung hồ sơ dự thầu của các nhà thầu, đặc biệt là các nhà thầu Trung Quốc: cụ thể hoá các cam kết của nhà thầu trong quá trình thương thảo hợp đồng thành các điều khoản, tài liệu của hợp đồng, quy định nghiêm ngặt về các chế tài đối với các vi phạm hợp đồng trong tài liệu hợp đồng.
Và đồng thời, chủ đầu tư phải buộc nhà thầu thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản cam kết tại hợp đồng trên. Trường hợp nhà thầu tiếp tục vi phạm, cần kiên quyết tiến hành hủy hợp đồng để chọn thầu lại và chấp nhận tiến độ dự án bị ảnh hưởng) và báo cáo cho cơ quan chức năng để đưa nhà thầu vi phạm vào danh sách đen.
Đối với các hợp đồng EPC quốc tế, chủ đầu tư cần có đơn vị tư vấn luật hỗ trợ trong các công tác soạn thảo hợp đồng, đàm phán hợp đồng và định kỳ hỗ trợ chủ đầu tư rà soát, kiểm tra việc thực hiện và tuân thủ hợp đồng của nhà thầu, để chuẩn bị tốt và sẵn sàng khi các tranh chấp hợp đồng được đưa ra phân xử theo luật và tập quán quốc tế./
Thiết bị lò hơi ở nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh (ảnh: theo quangninh.gov.vn) |
Nguyên nhân thường được quy cho nhà thầu Trung Quốc nhưng thực tế các chủ đầu tư cũng có phần lớn trách nhiệm. Chính vì vậy mà khi việc thực hiện hợp đồng của nhà thầu không đạt được như yêu cầu đề ra, ít có chủ đầu tư nào muốn công khai thông tin cũng như có các biện pháp xử lý quyết liệt theo pháp luật và theo quy định của hợp đồng. Vậy đâu là trách nhiệm của các chủ đầu tư?
LTS: Sau loạt bài về câu chuyện “Trung Quốc trúng thầu 90% công trình thượng nguồn của Việt Nam” VNR500 đã nhận được bài viết của kỹ sư Trương Văn Thiện chia sẻ những kinh nghiệm khi làm việc với các nhà thầu Trung Quốc. Kỹ sư Trương Văn Thiện có 15 năm kinh nghiệm trong việc tư vấn, giám sát và triển khai các dự án ngành năng lượng và hiện là Phó Trưởng Ban Quản lý dự án của một công trình trọng điểm quốc gia. |
Nhiều nội dung yêu cầu kỹ thuật không cụ thể để mở nhiều phương án cho nhà thầu chọn. Ví dụ như, hồ sơ không nêu cụ thể các tiêu chuẩn, quy phạm bắt buộc áp dụng cho thiết kế và chế tạo thiết bị, cho thiết kế và thi công xây dựng, cũng không yêu cầu “đã qua kinh nghiệm vận hành” đối với loại thiết bị nhà máy được lựa chọn (số giờ vận hành thực tế, tính năng kỹ thuật), không yêu cầu về độ khả dụng và độ tin cậy của nhà máy; không liệt kê cụ thể các vật tư thiết bị lắp đặt cho nhà máy mà trong nước đã sản xuất được v.v…
Về năng lực, kinh nghiệm cần có của nhà thầu, hồ sơ mời thầu EPC của chủ đầu tư Việt Nam thường chỉ đưa ra các yêu cầu chung chung, không nêu cụ thể nhà thầu đã phải thực hiện bao nhiêu công trình có công nghệ và quy mô tương tự; không yêu cầu kê khai về kết quả thực hiện các dự án đó (về chất lượng, tiến độ, chi phí), về hiệu quả vận hành của các nhà máy sau khi nhà thầu hoàn thành xây dựng.
Chính các yêu cầu kỹ thuật từ phía chủ đầu tư không cụ thể và rõ ràng như nêu trên và các tiêu chí đánh giá kỹ thuật không chi tiết đã dẫn đến kết quả: công tác đánh giá năng lực kỹ thuật của các nhà dự thầu không hợp lý, một số nhà thầu yếu kém vẫn đạt điểm yêu cầu kỹ thuật.
Về mặt đánh giá giá chào, việc chọn nhà thầu có giá chào EPC thấp nhất (sau khi quy đổi về cùng một mặt bằng đánh giá) là không hợp lý vì đối với các công trình năng lượng, chi phí vận hành và bảo trì nhà máy cũng đóng vai trò quyết định trong việc xác định hiệu quả đầu tư của dự án.
Hiện nay, ở các công trình trên thế giới và một vài công trình năng lượng ở Việt Nam đã áp dụng cách đánh giá giá trên cơ sở đánh giá tổng hợp giá chào EPC và chi phí vận hành và bảo trì qua toàn bộ vòng đời của nhà máy.
Với cách đánh giá này, nhà thầu chào giá EPC cao hơn nhưng có tính năng thiết bị tốt hơn, chi phí vận hành và bảo trì thấp hơn vẫn có khả năng trúng thầu và như vậy, giúp chủ đầu tư chọn được nhà thầu đem lại hiệu quả cao nhất.
Một bất cập hiện nay là quy định pháp luật hiện hành cấm nêu cụ thể nguồn gốc xuất xứ hàng hoá, thiết bị trong hồ sơ mời thầu, trong khi đó dự toán giá gói thầu lại phải được lập trên cơ sở hồ sơ thiết kế và thiết bị phải được xác định rõ nguồn gốc xuất xứ.
Quy định này vô hình trung đánh đồng về mặt giá của các thiết bị có xuất xứ từ Trung Quốc với các thiết bị từ các nước G7, dẫn đến lợi thế rất lớn cho các nhà thầu Trung Quốc khi tham gia đấu thầu.
Bên cạnh đó, mặt soạn thảo hợp đồng cũng không chặt chẽ. Trong hồ sơ mời thầu có đưa ra dự thảo hợp đồng EPC do chủ đầu tư soạn nhưng thường thiếu nhất quán giữa các điều khoản và chưa dự tính đến việc xử lý các tình huống xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Trong giai đoạn thương thảo hợp đồng, với các nhà thầu Trung Quốc, họ thường rất dễ dàng đàm phán. Họ chấp nhận hầu hết các điều kiện, điều khoản chủ đầu tư đưa ra nhưng thực tế sau đó, khi thực hiện hợp đồng lại không tuân thủ.
Không mạnh tay với các nhà thầu vi phạm hợp đồng
Các nhà thầu Trung Quốc sau khi trúng thầu và ký hợp đồng không thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản hợp đồng đã cam kết.
Qua kinh nghiệm làm việc nhiều năm trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, hợp tác với nhà thầu Trung Quốc, có thể ước các nhà thầu Trung Quốc thường có 9 loại vi phạm hợp đồng phổ biến.
Có thể liệt kê như:
- Không thực hiện đúng cam kết liên danh với nhà thầu có năng lực hoặc các nhà thầu phụ đã được kê khai trong hồ sơ dự thầu;
- Điều động các nhân sự chủ chốt không đáp ứng yêu cầu của hợp đồng về kỹ năng tiếng Anh, về năng lực quản lý dự án. Các nhân sự này làm việc với chủ đầu tư phải thông qua phiên dịch Trung - Anh hoặc Trung - Việt;
- Thay đổi tiêu chuẩn về thiết kế, vật liệu, chế tạo sang áp dụng tiêu chuẩn Trung Quốc;
- Thay đổi nguồn gốc xuất xứ thiết bị sang Trung Quốc;
- Không tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam về nhập cảnh, xuất cảnh, đăng ký tạm trú, sử dụng lao động phổ thông Trung Quốc;
- Yếu kém trong công tác quản lý dự án, quản lý thiết kế, quản lý nhà thầu phụ, tổ chức thi công và công tác quản lý chất lượng công trình;
- Yếu kém trong công tác lập, theo dõi, quản lý tiến độ dự án;
- Yếu kém trong công tác đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường;
- Từ bỏ trách nhiệm bảo hành.
Tuy nhiên, với các vi phạm hợp đồng nêu trên của nhà thầu, các chủ đầu tư Việt Nam lại thường không xử lý cương quyết.
Một số chủ đầu tư thường có tư tưởng đã “đâm lao thì phải theo lao”, khi đã lỡ chọn nhà thầu Trung Quốc, thường tìm cách chấp nhận hoặc ngầm chấp nhận các thay đổi được nhà thầu đề xuất do sức ép phải đảm bảo tiến độ.
Công trường nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh 1 (ảnh: theo quangninh.gov.vn) |
Một số chủ đầu tư khác có ý định để nhà thầu thực hiện xong sẽ phạt vi phạm hợp đồng.
Đáng tiếc là, hầu như chưa có dự án nào chủ đầu tư phạt được nhà thầu Trung Quốc vì hai bên thường quy trách nhiệm cho nhau, hoặc mức phạt theo hợp đồng thường hạn chế và không tương xứng với mức độ thiệt hại của chủ đầu tư, chẳng hạn giới hạn mức phạt tối đa thông thường ở các hợp đồng là 10-15% giá trị hợp đồng, chỉ tương ứng với mức phạt từ 5 đến 10 tháng chậm tiến độ, trong khi có dự án nhà thầu Trung Quốc chậm đến hơn 2 năm.
Đó là chưa kể đến các thiệt hại của chủ đầu tư khi đưa công trình vào sử dụng, nhà máy không vận hành được công suất, hiệu suất thiết kế hoặc vận hành không ổn định (gặp nhiều sự cố thiết bị).
Mặc dù, theo pháp luật và theo quy định hợp đồng chủ đầu tư có quyền và các công cụ mạnh để xử lý vi phạm hợp đồng như: Buộc thực hiện đúng hợp đồng; phạt vi phạm; bồi thường thiệt hại và huỷ hợp đồng.
Tuy nhiên, các chủ đầu tư thường không xử lý “mạnh tay” dứt khoát với các vi phạm của nhà thầu do tính cả nể, “dĩ hoà vi quý”, không muốn xảy ra tranh chấp và do mức hiểu biết hạn chế về luật và tập quán quốc tế nên không sẵn sàng cho công tác kiện tụng, giải quyết tranh chấp.
Cần lập danh sách đen các nhà thầu “dính phốt”.
Không nên tiếp tục "bắt tay" với các nhà thầu đã "dính lỗi"
Với các thách thức khi lựa chọn nhà thầu EPC Trung Quốc như nêu trên, thiết nghĩ các cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu nên chăng tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm các công trình năng lượng quan trọng do các nhà thầu EPC Trung Quốc thực hiện.
Từ đó, cần phải đưa vào “danh sách đen” tên các nhà thầu Trung Quốc, sau khi trúng thầu, không thực hiện đúng cam kết hợp đồng ở các công trình đã và đang thực hiện và không cho phép các nhà thầu này tham dự đấu thầu các công trình khác ở Việt Nam.
Các cơ quan cũng cần cơ chế định kỳ giám sát đầu tư và yêu cầu các chủ đầu tư các công trình năng lượng quan trọng báo cáo đầy đủ, trung thực tình hình thực hiện đầu tư xây dựng và các vướng mắc, tranh chấp trong quá trình thực hiện.
Nhà nước nên cho phép các chủ đầu tư được nêu yêu cầu nguồn gốc xuất xứ thiết bị trong hồ sơ mời thầu, có thể theo hướng nêu xuất xứ từ một nhóm các nước có trình độ tương đương về công nghiệp chế tạo thiết bị.
Cơ chế, chính sách hỗ trợ hình thành và phát triển các nhà thầu EPC Việt Nam mạnh về thực lực và đủ sức cạnh tranh với các nhà thầu nước ngoài. Hiện nay, đa số các nhà thầu EPC Việt Nam thường phân chia gói thầu EPC thành một số gói thầu phụ và chỉ việc quản lý các nhà thầu phụ của các gói EPC con.
Đối với chủ đầu tư các dự án, cần lập các hồ sơ mời thầu EPC chặt chẽ, có yêu cầu cụ thể về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu, kèm theo các hồ sơ, tài liệu chứng minh và đưa vào tiêu chí đánh giá kỹ thuật.
Chủ đầu tư cần làm rõ các nội dung hồ sơ dự thầu của các nhà thầu, đặc biệt là các nhà thầu Trung Quốc: cụ thể hoá các cam kết của nhà thầu trong quá trình thương thảo hợp đồng thành các điều khoản, tài liệu của hợp đồng, quy định nghiêm ngặt về các chế tài đối với các vi phạm hợp đồng trong tài liệu hợp đồng.
Và đồng thời, chủ đầu tư phải buộc nhà thầu thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản cam kết tại hợp đồng trên. Trường hợp nhà thầu tiếp tục vi phạm, cần kiên quyết tiến hành hủy hợp đồng để chọn thầu lại và chấp nhận tiến độ dự án bị ảnh hưởng) và báo cáo cho cơ quan chức năng để đưa nhà thầu vi phạm vào danh sách đen.
Đối với các hợp đồng EPC quốc tế, chủ đầu tư cần có đơn vị tư vấn luật hỗ trợ trong các công tác soạn thảo hợp đồng, đàm phán hợp đồng và định kỳ hỗ trợ chủ đầu tư rà soát, kiểm tra việc thực hiện và tuân thủ hợp đồng của nhà thầu, để chuẩn bị tốt và sẵn sàng khi các tranh chấp hợp đồng được đưa ra phân xử theo luật và tập quán quốc tế./
CHUYÊN TRANG NGHỀ LUẬT SƯ VIỆT NAM
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
-------------------------------------------
LUẬT SƯ QUẢN LÝ - HOTLINE: 0938188889
Có 0 bình luận cho bài viết này.
Gửi bình luận