Hội luật sư ở Trung Quốc là tổ chức xã hội có tư cách pháp nhân và là tổ chức tự quản của các luật sư. Hội luật sư toàn Trung Quốc được thành lập ở trung ương. Các Hội luật sư địa phương được thành lập ở các tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương. Tại các thành phố có phân chia thành các quận, Hội luật sư cấp quận có thể được thành lập theo nhu cầu
Hành nghề luật sư ở Trung Quốc
Văn phòng luật sư là hình thức tổ chức hành nghề của các luật sư Trung Quốc. Theo quy định của Luật về luật sư (Chương III từ Điều 15 đến Điêu 24), các luật sư Trung Quốc có thể lựa chọn một trong ba hình thức tổ chức hành nghề sau:
– Văn phòng luật sư do Nhà nước đầu tư vốn thành lập;
– Văn phòng luật sư hợp tác;
– Văn phòng luật sư hợp danh.
Trong những năm 80 của thế kỷ XX, khi nghề luật sư chỉ mới được xuất hiện trở lại tại Trung Quốc, tất cả các văn phòng luật sư đều do Chính phủ thành lập, luật sư được xem là cán bộ nhà nước chịu trách nhiệm trước Nhà nước. Không có văn phòng luật sư tư nhân nào được phép thành lập. Mọi sự thay đổi bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ XX, luật sư đủ khả năng muốn tự hành nghề luật có thể từ bỏ văn phòng luật sư thuộc sở hữu nhà nước và thành lập văn phòng luật sư của chính mình. Trên thực tế, kể từ năm 1992, Nhà nước khuyên khích nhân dân hành nghề như một luật sư tư và điều này có thể giảm nhẹ gánh năng tài chính của Nhà nước. Hầu hết luật sư đều sẵn lòng hành nghề luật với tư cách cá nhân vì nhờ đó, họ có sự độc lập tuyệt đối và nhiều sự khích lệ hơn. Cho đến nay, những văn phòng luật sư thuộc sở hữu nhà nước hầu như bị xóa bỏ tại những thành phố lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải. Nhưng tại một số vùng kém phát triển, văn phòng luật sư dạng này vẫn tiếp tục tồn tại, đơn giản vì tại những vùng này, người dân quá nghèo để trả phí luật sư, vì luật sư khó có thể kiếm được tiền để hỗ trợ chính họ, chính quyền địa phương phải hỗ trợ luật sư thông qua việc cung cấp trụ sở làm việc và trả họ lương thường xuyên. Tất cả các văn phòng luật sư thuộc sở hữu nhà nước đều được thành lập theo hình thức trách nhiệm hữu hạn, và do đó, Nhà nước chỉ có trách nhiệm hữu hạn đối với những khoản nợ của văn phòng.
– Văn phòng luật sư do Nhà nước đầu tư vốn thành lập độc lập trong hoạt động hành nghề theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ bằng toàn bộ tài sản của văn phòng. Hiện nay, đại đa số các văn phòng luật sư do Nhà nước đầu tư vốn thành lập đã tự chủ được về tài chính và đang chiếm vai trò chủ đạo trong hoạt động hành nghề luật sư.
Các luật sư cũng có thể cùng nhau thành lập văn phòng luật sư hợp tác. Văn phòng luật sự hợp tác chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ bằng toàn bộ tài sản của văn phòng.
Có 0 bình luận cho bài viết này.
Gửi bình luận