Tiêu chuẩn của luật sư được quy định tại Điều 9 Dự thảo Luật Luật sư: Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư. Điều 10 Dự thảo Luật Luật sư quy định điều kiện để hành nghề luật sư là phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư (Các tác giả viết bài này vào thời điểm Luật Luật sư năm 2006 đang trong quá trình xây dựng – Civillawinfor).
Tiêu chuẩn luật sư theo Điều 10 Luật Luật sư năm 2006:
Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư. (Civillawinfor trích dẫn)
Như vậy đào tạo luật sư ở Việt Nam gồm có 3 giai đoạn hay nói cách khác ở Việt Nam muốn trở thành luật sư phải trải qua 3 giai đoạn đào tạo: đào tạo ở trường đại học để có bằng cử nhân luật, đào tạo nghề luật sư để được cấp Chứng chỉ đào tạo kỹ năng hành nghề luật sư và đào tạo trong thời gian tập sự hành nghề luật sư.
Bài viết này đề cập tới việc đào tạo luật sư các nước đại diện cho dòng họ pháp luật Common Law (Anh, Mỹ) và Civil Law (Pháp, Đức) và cũng là những nước có truyền thống, thành tựu nhất định trong đào tạo luật sư để rút ra những kinh nghiệm nhằm hoàn thiện công tác đào tạo luật sư ở Việt Nam.
( NGHỀ LUẬT SƯ - Theo TS. LÊ THU HÀ – TS. NGÔ HOÀNG OANH – TS. PHẠM TRÍ HÙNG)
Có 0 bình luận cho bài viết này.
Gửi bình luận