TỬ HÌNH HAY KHÔNG TỬ HÌNH từ góc nhìn vụ cô gái giao gà bị giết

TỬ HÌNH HAY KHÔNG TỬ HÌNH từ góc nhìn vụ cô gái giao gà bị giết

Tranh luận luôn là nền tảng của công lý. Tranh luận như những nguyên phụ liệu tạo ra những sự HƠP LÝ và KHÔNG HỢP LÝ trong các vấn đề công bằng mà pháp luật cần điều chỉnh. Vốn dĩ tranh luận để tới CÔNG LÝ cũng sẽ như một người BẢO VỆ MỘT LUẬN ÁN CỦA MÌNH TRƯỚC HỘI ĐỒNG TIẾN SĨ, hay việc một người bảo vệ DỰ ÁN KHẢ THI của mình trước những phản biện của những người chất vấn.

Các luật sư gần đây cho ý kiến là: không có tình tiết giảm nhẹ trong trường hợp này và khó thoát án TỬ HÌNH.

Vấn đề ở chỗ, câu chuyện bên trong, hành vi của kẻ phạm tội, tâm lý, diễn biến hay là bất kể một điều gì cũng sẽ chưa thể có kết luận khi chưa điều tra chân tướng vụ việc.

Kể cả khi điều tra rồi thì việc quá trình điều tra có khách quan, lô gic hay không cũng là cả một vấn đề. Những vụ án có áp lực truyền thông thường đặt mục tiêu NHANH và NGAY. Thế nhưng việc định đoạt số phận một vài con người mà đang có nguy cơ đối mặt với án tử luôn giành tới hai luồng tư tưởng phản biện khác nhau:

Luồng thứ nhất, luôn luôn thực hiện quan điểm CHỐNG LẠI ÁN TỬ HÌNH, bởi không có nhiều người bị tử hình oan uổng. Cũng bởi xuất phát từ một tâm lý" SỐNG CÒN HƠN CHẾT" để dăn đe, giáo dục và có tính chấn áp tư tưởng tội phạm từ trong nguồn cội của hành vi suy nghĩ. Họ luôn luôn hướng tới một lý luận rằng: dù người phạm tội có sai, hành vi của họ có xứng đáng chết ngàn lần đi chăng nữa thì trong cội nguồn của pháp luật là do con người đặt ra. Vì thế, không có một ai có quyền tước đi mạng sống của người khác thông qua một nhóm người xét xử và tuyên một bản án để TỬ HÌNH. Việc tước đoạt mạng sống của người tội phạm đã tùy tiền tước đoạt mạng sống của người bị hại thì trong trường hợp này đúng với thời cổ là: "giết người thì đền mạng". Đôi khi nguyên tắc sống này nó dẫn dắt suy nghĩ của đại đa số người tiếp nhận thông tin mà không có nhiều am hiểu về pháp luật.

Luồng thứ hai, họ luôn ủng hộ án tử hình: "Những kẻ này cần loại bỏ khỏi xã hội ngay lập tức", " loại này phải tùng xẻo", hay đại loại những con người này không nên để sống, phải băm vằm họ ra và không thể nào có lý do nào cho họ sống. Việc " nhập vai" để thù hận hộ nạn nhân cũng khiến bao nhiêu người không còn đủ minh mẫn để phán xét. Vấn đề quan trọng nhất họ đáng chết hay không đáng chết. Dĩ nhiên là đáng chết rồi.! Tuy nhiên có bao giờ chúng ta nghĩ tới những vụ án mờ, hành vi phạm tội đều là nghi phạm, chưa có đủ căn cứ để kết luận là người bị bắt giữ để điều tra là thủ phạm. Nhưng dư luận thì luôn dẫn dắt cuộc chơi này. Họ mổ xẻ, tăng cường thông tin như một thứ thỏa mãn bản thân. Cũng giống như vụ bắt ma túy ở Hương Sơn, Hà Tĩnh gần đây. Vốn dĩ công an bắt phạm còn chưa khám xét xong, chưa kết luận xong thì mạng xã hội đã có ngay con số" trùm ma túy 50 bánh, hay 70 bánh". " Thế là tử hình rồi".... điều này khiến những người không có suy nghĩ riêng luôn ùa theo mà không có suy nghĩ riêng của mình. Cũng là một nhận thức đơn giản, bạn hãy thử làm một diễn viên, nhập vai và xem đây là một vở kịch. Hãy thử đưa mình vào các nhân vật tội phạm bị kết án tử hình. Nếu pháp luật tôn nghiêm như ở Mỹ hay các nước Châu âu thì vẫn có 1/10 người bị oan sai.

Bạn hãy nghĩ, nếu như tử hình rồi, liệu có cơ hội sửa chữa lại sai lầm khi chúng ta đã tước đi mạng sống của họ vĩnh viễn bởi những bản án? Vậy thì phải làm thế nào? Nhiều nước khi họ không chắc chắn 100% thì thời gian thi hành án tử hình có những vụ tới 20-30 năm sau.  Thực ra một cách khác cũng khá hiệu quả thay cho tử hình  là việc  cộng án ở nước ngoài khiến một tên tội phạm có thể lên vài trăm năm tù. Vậy thì cả một cuộc đời họ bị loại bỏ khỏi xã hội rồi khác gì họ chết. Nếu một tên tội phạm bị kết án theo hướng cộng án tới 300 năm tù thì họ khác gì tử hình. Vấn đề còn lại ở chỗ: Tước đi mạng sống hay lại phải nuôi những tù nhân này? Thật ra như chúng ta tính toán thì số liệu công bố ( chưa chắc đã đúng) là nếu để tử hình một con người thì nhà nước sử dụng phương pháp bắn chỉ mất có 15 triệu đồng, trong khi nếu tử hình bằng thuốc độc mất tới 300 triệu đồng.

Nói như vậy nghĩa là: rất nhiều khía cạnh để xem xétm, cân nhắc một tội phạm bị tử hình hay không? Liệu có oan sai hay không? Hoặc việc nhập vai vào nạn nhân như một lời ai oán rằng:" Hãy cho tôi công lý" và phẫn uất muốn tử hình những tên tội phạm như trong vụ cô gái giao gà ở Điện Biên... tất cả là tâm lý con người hết.

Nếu vì áp lực của truyền thông, dư luận mà chóng vánh buộc một người phaỉ chết vì dính án tử hình thì liệu đó có phải là trách nhiệm của người làm pháp luât và bảo vệ công lý không? Liệu bạn chắc chắn rằng sẽ không có án oan trong các vụ tử hình. Nếu để lo cho cuộc sống của mỗi chúng ta, chúng ta sẽ vô cảm với tất cả những gì xung quanh. Hoặc sẵn sàng hùa theo những sự dẫn dắt về thông tin mà chúng ta đôi khi không cần kiểm chứng.

Cái chúng ta cần trong một xã hội thực sự tiến bộ là không phải việc tên tội phạm này hay tên tội phạm kia phải chết, mà đó là công lý có thật sự được thực thi công bằng ở đây không? Hãy quên đi sự thù oán hộ chúng ta hãy tự mình suy nghĩ độc lập và làm cách nào đó để những ngừoi ĐÁNG CHẾT và những người KHÔNG ĐÁNG CHẾT được rạch ròi.

Việc phán xử một người buộc phải chết là do quy định của pháp luât. Việc cho họ sống cũng là quy định của pháp luật. Nhưng việc tuyên một người buộc phải chết là do một vài người thẩm phán trong phiên Tòa gõ búa.

Đừng vội vã điều gì, mọi thứ đâu sẽ có đó.Tử hình hay không tử hình thì 1 tháng sau vụ việc này cũng sẽ qua đi trong lãng quên. Chỉ có nỗi đau nằm lại ở nhà nạn nhân thôi. Khi thông tin no đủ rồi thì bạn sẽ hướng tới một thông tin khác. Các vụ việc mới tương tự lại nổi lên, và cứ thế chúng ta hoài phí thời gian ngồi quyết một tên tội phạm phải chết, hoặc không phải chết mà đôi khi quên mất một việc lớn hơn là: LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁP LUẬT THẬT SỰ CÔNG BẰNG!

Trong thuật ngữ tiếng Anh có từ search & rescue là tìm kiếm và giải cứu. Liệu nếu ngay lập tức tìm kiếm vào bảo vệ mạng sống cho cô gái từ 30 Tết thì liệu cô gái có bị " tước đoạt mạng sống một cách tùy tiện" như vụ việc không? Và liệu có việc sẽ lại có thể phải tước đoạt mạng sống của 1 hoặc cả 5 tên tội phạm trên không? Đó là câu tự vấn mà lực lượng TÌM KIẾM và GIẢI CỨU phải trả lời. Có khi những người có lương tâm sẽ dằn vặt cả đời mà rằng: mình vẫn chưa làm hết trách nhiệm! Và cũng có khi họ sẽ thấy rằng, thưởng nóng của họ là nhờ vì họ để 1+5 người bị mất mạng. Thật là" Xanh cỏ thì đỏ ngực".

HÃY cùng tôi suy nghĩ nhé! Các bạn đóng góp ý kiến gửi cho tôi theo mail: luatsudungst@gmail.com

http://ngheluatsu.com - Bài viết ý kiến của Luật sư Vũ Ngọc Dũng về việc " TỬ HÌNH HAY KHÔNG TỬ HÌNH"

 

CHUYÊN TRANG NGHỀ LUẬT SƯ VIỆT NAM
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
------------------------------------------- 
LUẬT SƯ QUẢN LÝ - HOTLINE: 0938188889