Địa vị xã hội hiện nay của luật sư và Đoàn luật sư ở Việt Nam

Nghề luật sư đã có từ lâu đời ở Việt Nam, nhưng chỉ thực sự phát triển từ năm 1987 khi Nhà nước ban hành Pháp lệnh vể tổ chức luật sư. Hiện nay ở Việt Nam hoạt động lu��t sư đã trở thành 1 nghề không thể thiếu được trong xã hội. Nhà nước Việt Nam đã quan tâm và tạo điều kiện để phát triển hoạt động luật sư bằng việc ban hành các văn bản quy phạm phạm pháp luật trên cơ sở quy định của Hiến pháp.

Địa vị xã hội hiện nay của luật sư và đoàn luật sư ở Việt Nam

1.  Địa vị xã hội hiện nay của luật sư và Đoàn luật sư ở Việt Nam

Địa vị xã hội của luật sư:

Năm, 2006 Việt Nam đã ban hành Luật luật sư (có hiệu lực từ 1/1/200)7. Đây là cơ sở pháp lý tiếp tục củng cố và phát triển đội ngũ luật sư chuyên nghiệp có phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn đóng góp vào công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, hội nhập quốc tế và đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam. Trên cơ sở những văn bản pháp lý nêu trên đội ngũ luật sư của Việt Nam đã hình thành và ngày càng phát triển đông về số lượng, tính chuyên nghiệp và kinh nghiệm hành nghề cũng ngày được nâng cao.

Ở Việt nam luật sư được tự do lựa chọn hình thức hành nghề theo hình thức công ty hay văn phòng luật sư thậm chí hành nghề tự do. Tất cả các tổ chức hành nghề luật sư đều được quyền hoạt động trên các lĩnh vực như: tranh tụng, tư vấn và cung cấp các dịch vụ pháp lý. Luật sư được tự do hành nghề trong mọi lĩnh vực pháp lụât. Luật pháp cho phép luật sư có quyền tham gia tranh tụng tại các tòa án, Ở Việt Nam không có sự phân biệt giữa luật sư tranh tụng và luật sư tư vấn; không có sự phân biệt luật sư tranh tụng tại các cấp tòa án. Hoạt động tranh tụng tại tòa án là một trong những hoạt động có tính truyền thống của luật sư Hà Nội có từ trước khi thành lập Đoàn luật sư thành phố Hà Nội. Trong các vụ án hình sự, luật sư được cử để bào chữa cho các bị can, bị cáo. Pháp lệnh tố tụng hình sự hiện hành đã cho phép luật sư tham gia từ khi khởi tố vụ án hoặc khi bị can bị tạm giữ tạm giam. Đối với các vụ án phi hình sự pháp luật quy định luật sư được quyền tham gia để đại diện cho đương sự hoặc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự tại các Tòa án Dân sự, Kinh tế, Lao động, Hành chính.

Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, cùng với sự tăng trưởng kinh tế không ngừng, đội ngũ luật sư Việt Nam đang từng bước khẳng định vai trò của mình trong việc góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế và xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” (điều 3 Luật luật sư).

* Địa vị xã hội của Đoàn luật sư: Theo quy định tại điều 132 Hiến pháp Việt Nam tổ chức luật sư được thành lập để thực hiện việc bảo đảm một trong những quyền cơ bản của công dân, đó là quyền được mời luật sư bào chữa của bị can, bị cáo trong các vụ án hình sự; quyền được mời luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trong các vụ án phi hình sự. Ở Việt Nam Đoàn luật sư được coi là 1 tổ chức nghề nghiệp là chức năng tự quản của các luật sư.

Đến nay cả nước Việt nam đã có 61 Đoàn luật sư được thành lập. Đoàn luật sư thành phố Hà Nội –Thủ đô của nước Việt Nam được thành lập vào năm 1984.

Việt Nam coi nghề luật sư là 1 nghề tự do nhưng là một nghề đặc biệt có chức năng xã hội góp phần bảo vệ công lý, do đó ngoài Luật luật sư, các luật sư còn phải tuân theo quy định của Quy tắc nghề nghiệp được các Đoàn luật sư ban hành nhằm cụ thể hóa trách nhiệm của luật sư trong quá trình hoạt động nghề nghiệp. Mục tiêu của Quy tắc nghề nghiệp của luật sư nhằm hướng người luật sư một mặt có trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình, nhưng đồng thời phải có trách nhiệm với xã hội, với trách nhiệm bảo vệ pháp chế XHCN. Đạo đức nghề nghiệp của luật sư Việt Nam đó là: Trung thực và phải dũng cảm bảo vệ cái đúng, bảo vệ lẽ phải. Để tôn vinh những luật sư có đóng góp vào hoạt động bảo vệ công lý, hàng năm Đoàn luật sư thành phố Hà Nội xem xét và trao Kỷ niệm chương bảo vệ công lý cho các luật sư thành viên.

 2. Những khó khăn vấn đề mà luật sư và Đoàn luật sư ở Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt:

Do những đặc thù trong hoạt động của luật sư Việt Nam là mới mẻ, đội nghũ luật sư và Đoàn luật sư ở Việt Nam đang phải đối mặt vớí những vấn đề như sau:

 * Đối với luật sư:

 - Số lượng ít: Hiên nay cả nước Việt Nam chỉ có khoảng 4.000 luật sư. Như vậy là số lượng quá nhỏ bé so với 1 nước đông dân như Việt Nam.

- Trình độ các luật sư không đồng đều thể hiện: Trong Đoàn luật sư Hà Nội có sự tình trạng không đồng đều về chất lượng luật sư như: những luật sư dày dặn kinh nghiệm lại yếu về ngoại ngữ, trong khi các luật sư trẻ tuy có sử dụng được ngoại ngữ nhưng để giải quyết được vụ án thì lại thiếu kinh nghiệm trong hành nghề luật sư.

- Về chuyên môn: Ngoại trừ 1 số ít luật sư có trình độ chuyên môn sâu, còn đa số luật sư còn hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm tư vấn, tranh tụng trong các vụ án có liên quan đến pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài.

- Kiến thức về pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài: Hạn chế nên không có nhiều luật sư am hiểủ lĩnh vực đầu tư nước ngoài, kinh doanh, thương mại đặc biệt là thương mại quốc tế.

- Trình độ ngoại ngữ: Hạn chế do đó Việt Nam chưa có 1 đội ngũ luật sư có trình độ ngoại ngữ giỏi để tham gia giải quyết các vụ kiện quốc tế tại toà án nước ngoài .

-Kỹ năng sử dụng máy vi tính, ứng dụng phần mềm vào công việc của các luật sư cũng hạn chế. Đó là lý do dẫn đến thực trạng hiện nay có những luật sư rất nhiều việc do lượng khách hàng yêu cầu lớn, trong khi có những luật sư rất ít việc. Cá biệt có những luật sư không có việc. Tỷ lệ thất nghiệp trọng giới luật sư được đánh giá là cao.

-Pháp luật Việt Nam cho phéo luật sư được hành nghề tư vấn trong mọi lnh vực và đưịơc quyền tranh tụng tại các toà án. Tuy nhiên hiện nay số lượng luật sư vừa tranh tụng vừa tư vấn rất ít và xu hướng ngày càng tăng số lượng luật sư tư vấn và ngày càng giảm thiểu các luật sư tranh tụng tại toà án.Hiện nay đã có sự phân hóa giữa luật sư tư vấn và luật sư tranh tụng do sự phát triển của nền kinh tế và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã dẫn đến một tình trạng số lượng luật sư tham gia hành nghề tranh tụng tại tòa án giảm dần trong khi các luật sư hành nghề tư vấn tăng lên. Đó cũng là lý do các vụ án lớn mà xã hội quan tâm chỉ có một số luật sư có tên tuổi tham gia, điều này cũng làm cho các luật sư có tên tuổi bị sức ép về công việc và dân đến tình trạng không đảm bảo chất lượng bào chữa và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

+ Ngoài những vấn đề từ trong nội bộ của giới luật sư, trong hành nghề luật sư cũng thường phải đối mặt với những khó khăn khách quan khác như:

- Sự không hợp tác từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng cụ thể là theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự, luật sư chỉ được sao chụp hồ sơ sau khi vụ án hình sự đã kết thúc điều tra để chuyển sang truy tố xét xử.

- Về mặt nhận thức của người dân đối với vai trò của luật sư cũng hạn chế. Người dân chỉ quen với việc sử dụng sự trợ giúp pháp lý của luật sư khi vụ việc đã được chuỷen qua toà án còn hầu như giai đoạn tiền tố tụng người dân tự giỉa quyết. Đó cũng là vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến kết quả của việc tranh tụng của luật sư tại toà án và không tạo cho người dân sự tin tưởng về khả năng thắng kiện bởi sự trợ giúp pháp lý của luật sư.

- Pháp luật điêu chỉnh vể hành nghề luật sư mới ban hành chưa có điều kiện đi vào cuộc sống ngay. Trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều vướng mắc.Về mặt luật thực định thì giữa luật sư Việt Nam và luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam vẫn có một khoảng cách, chưa gắn kết vì hành nghề của luật sư Việt Nam do Luật luật sư điều chỉnh, còn hành nghề của luật sư nước ngoài và hoạt động của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam lại do Nghị định 87/2003/NĐ-CP ngày 22/7/2003 của Chính phủ điều chỉnh.

- Một điểm hạn chế nữa là luật sư Việt nam chưa có bảo hiểm về nghề nghiệp. Đó cũng là vấn đề khó khăn bởi vì nghề luật sư cũng là một trong những nghề phải chịu nhiều rủi ro pháp lý nhất.

* Đối với Đoàn luật sư:

- Tuy pháp luật quy định tổ chức luật sư đựoc thành lập theo địa giới hành chính nhưng cũng có tỉnh ở Việt Nam không có đoàn luật sư (đó là thuộc tỉnh miền núi, thuộc vùng sâu vùng xa và là vùng dân tộc thiểu số của Việt Nam.

- Tuy các tình thành phố có tổ chức luật sư nhưng chỉ có Đoàn luật sư Hà Nội và Đoàn luật sư tại TP. Hồ Chí Minh là có số lượng luật sư đông (ở Hà Nội là 1.400 luật sư còn ở TYP. Hồ Chí Minh là gần 2000 luật sư). Trong khi ở các Đoàn luật sư khác thì chỉ trên dưới 1 chục người, có Đoàn luật sư chỉ có vài ba người và cũng không phải là luật sư chuyên nghiệp vì họ còn kiêm nhiêm các việc khác để có thêm thu nhập. – Một hạn chế rất lớn của các Đoàn luật sư là không giao lưu giữa các luật sư trong cùng 1 đoàn và giữa các đoàn luật sư cũng không có mối dây liên kết. Rất hiếm khi có những buổi giao lưu về nghiệp vụ giữa các Đoàn luật sư mà chỉ có những cuộc hội thảo chuyên ngành có mời các Đoàn luật sư thì mới có dịp gặp gỡ. ở Đoàn luật sư Hà Nội duy trì truyền thống hành năm tổng kết có mời 1 số Đoàn luật sư ở phía Bắc tham dự. 3. Kế hoạch hành động để nâng cao năng lực của luật sư và góp phần phát triển Đoàn luật sư ở Việt Nam.

* Đối với luật sư: Kế hoạch hành động cụ thể là: Xây dựng các chương trình hành động như hội thảo, diễn đàn nhằm nâng cao vai trò luật sư Tổ chức các cuộc tham gia tại các tổ chức luật sư để học hỏi, truyền bá kinh nghiệm Các luật sư có thể mời nhau tham gia các vụ án cụ thể để học hỏi kinh nghiệm thực tế. Các tổ chức luật sư có thể nhận luật sư tập sự của các tổ chức luật sư các nước thành viên để hướng dẫn nếu luật sư đó có định hướng sẽ đến hành nghề tại nước sở tại.

* Đối với Đoàn luật sư: Kế hoạch hành động cụ thể là: Hợp tác giữa Đoàn luật sư Hà Nội với từng Đoàn luật sư của từng nước (hợp tác ở cấp Đoàn luật sư-là tổ chức nghề nghiệp của các luật sư). Hợp tác giữa các tổ chức hành nghề luật sư của các nước thành viên với nhau (ví dụ với Văn phòng luật sư nơi tôi đang làm Trưởng văn phòng) tức là hợp tác ở cấp tổ chức hành nghề thông qua các hợp đồng hợp tác hàng năm, hợp đồng từng vụ việc và hợp tác trao đổi thông tin pháp luật của từng nước cho nhau. Hợp tác giữa các luật sư của Đoàn luật sư Hà Nội với các luật sư của từng nước thành viên tức là hợp tác ở cấp từng luật sư trên cơ sở từng vụ việc cụ thể.

CHUYÊN TRANG NGHỀ LUẬT SƯ VIỆT NAM
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
------------------------------------------- 
LUẬT SƯ QUẢN LÝ - HOTLINE: 0938188889