Nguyễn Đức Nghĩa hiện chưa biết tin ông Nguyễn Đức Hùng mất. Theo một số nhà nghiên cứu tâm lý tội phạm, Nguyễn Đức Nghĩa có được biết tin này hay không, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Thậm chí, để tránh việc Nghĩa có thể "làm liều", cơ quan điều tra có thể sẽ không cho Nghĩa biết
Nghĩa có quyền được biết tin bố mất?
Cho đến bây giờ, theo giải thích của Nguyễn Đức Nghĩa: Việc hắn tiến hành kháng cáo để kéo dài cuộc sống và chờ đợi cơ may thoát án tử hình (dù vô cùng nhỏ), hoàn toàn vì thương bố. Thế nhưng, sau gần một tuần bố qua đời, tử tù Nguyễn Đức Nghĩa vẫn chưa một lần được biết tin đau buồn này và vẫn giữ nguyên ý định kháng cáo để kéo dài cuộc sống.
Tiến sỹ, Trung tá Nguyễn Minh Đức, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu tội phạm học và phòng ngừa tội phạm (thuộc Học Viện Cảnh sát nhân dân) cho biết: Trong trường hợp này, Nghĩa hoàn toàn có quyền được biêế thông tin bố qua đời. Nhưng thông tin này có được thông báo tới Nghĩa hay không hoàn toàn phụ thuộc vào cơ quan điều tra.
Trung tá Đức cho rằng, chỉ khi gia đình yêu cầu được thông báo cho bị cáo biết và đặc biệt, cái chết của bố Nguyễn Đức Nghĩa cũng được cơ quan công an xác nhận, thì cơ quan điều tra sẽ làm biên bản thông báo.
Việc thông báo này phải có “ba mặt một lời” là Luật sư, cơ quan viện kiểm sát, toà án và gia đình. Bởi, hậu quả của việc thông báo thì ai cũng có thể phán đoán: Ấy là Nghĩa có thể tìm cách "làm liều". Nhưng, dù thế nào thì cơ quan điều tra cũng phải có trách nhiệm bảo vệ Nghĩa đến lúc thi hành án.
Có cùng quan điểm với T.S Nguyễn Minh Đức, Thiếu tướng Trương Ngôn, Phó Giám đốc Học viện An ninh nhân dân, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Tâm lý tội phạm cũng cho rằng: Nghĩa có quyền được biết tin này.
Song, hiện Nghĩa có đủ điều kiện được biết tin hay không thì chỉ có toà và cơ quan công an mới biết. Bởi, trong quá trình xét xử, người ta cũng phải cân nhắc thông tin nào được đưa cho tử tù và thông tin nào thì không được đưa.
Thiếu tướng Trương Ngôn cho biết: có một tình huống ai cũng phải nghĩ đến, một khi Nguyễn Đức Nghĩa được biết tin bố chết, Nghĩa sẽ buồn chán mà "làm liều". Bởi Nghĩa từng nói: Dù biết tội ác hắn gây ra phải bị trừng phạt thế nào, nhưng hắn vẫn kháng cáo vì quá thương bố!
Nếu tử tù Nghĩa biết tin bố chết, cơ quan điều tra sẽ phải rất vất vả để giám sát và bảo vệ việc Nghĩa.
Tuy nhiên, vẫn còn một cách khác có thể thông báo cái chết của người bố tới Nguyễn Đức Nghĩa một cách nhẹ nhàng hơn, ít sốc hơn, theo thiếu tướng Trương Ngôn: Ấy là báo tin cho Nguyễn Đức Nghĩa biết bố bị ốm nặng. Rồi đến một hôm nào đó thì báo rằng bố của Nghĩa qua đời vì ốm đau, để chuẩn bị tâm lý từng bước cho Nghĩa.
Cách xử lý này vừa nhân văn, vừa ít gây sốc cho bị cáo. Song, ngay cả như thế thì cơ quan công an cũng phải rất cân nhắc, nếu tiến hành.
Vẫn sẽ tìm mọi cách kéo dài cuộc sống?
Thiếu tướng Trương Ngôn khẳng định: Kháng cáo để kéo dài cuộc sống xảy ra phổ biến với bị cáo bị án tử hình. Vì vậy, ngay cả khi hay tin bố chết, Nguyễn Đức Nghĩa cũng có thể sẽ kháng cáo tiếp vì những động lực khác và những lý do khác.
Có cùng quan điểm, T.S Nguyễn Minh Đức cũng nói: Nếu biết bố chết thật, Nghĩa vẫn không rút kháng cáo, vẫn sẽ tiếp tục tìm cách để kéo dài cuộc sống. Bởi đứng trước cái chết, người ta mới thấy sợ, muốn kéo dài cuộc sống. Đó là bản năng của con người.
Mới đây, trả lời báo chí, Thượng tá Bùi Ngọc Bình, giám thị Trại giam Số 1 (Công an Hà Nội) cho biết: Ít nhất cho đến khi vụ án được đưa ra xử phúc thẩm, Nghĩa vẫn sẽ không được hay tin bố mất. Thượng tá Bình cũng thừa nhận, hiện Nguyễn Đức Nghĩa có nhiều biểu hiện tâm lý không bình thường.
Vì vậy, vụ án “xác chết không đầu” vẫn sẽ tiếp tục có những diễn biến khó lường nảy sinh sau này, đặc biệt, khi bị cáo Nguyễn Đức Nghĩa chính thức hay tin bố đã qua đời.
Trao đổi với VietNamNet, luật sư Nguyễn Anh Thơm, người sẽ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Nguyễn Đức Nghĩa vào phiên phúc thẩm sắp tới tỏ thái độ đồng tình với ông Bình và cho rằng, không để Nghĩa biết việc cha mình đã qua đời không có gì là trái pháp luật, thậm chí nó còn thể hiện tính nhân văn cao.
Ông Thơm nói: "Khi bị án tử hình treo trên đầu thì phạm nhân đã sẵn tâm lý bất ổn. Nếu cộng thêm cú sốc, thì tâm lý của phạm nhân sẽ rất khó lường. Và để đảm bảo phiên tòa diễn ra suôn sẻ, việc không cho Nghĩa biết chuyện cha Nghĩa đã qua đời trước ngày đưa Nghĩa ra xét xử là nhân văn, thể hiện sự quan tâm, lo lắng, sự chia sẻ của Ban giám thị trại giam đối với gia đình Nghĩa và bản thân Nghĩa".
Theo quan điểm của luật sư Thơm, việc thông báo cho Nghĩa biết chuyện buồn vào thời điểm nào là tùy thuộc vào gia đình. Là người nhiều lần tiếp xúc và động viên Nghĩa, luật sư Thơm cho hay: "Tôi tin vào bản lĩnh của Nghĩa, cho rằng kể cả anh ta biết chuyện tại tòa thì cũng không làm những việc đáng tiếc".
Luật sư Thơm từng tham gia bào chữa cho nhiều bị cáo mang tội giết người, nhưng đây là vụ án đầu tiên để lại cho ông nhiều cảm xúc.
"Đây là lần đầu tiên tôi gặp phải thảm cảnh như vậy, khi mà con trai duy nhất đang kề cận án tử hình thì người cha ở nhà đã đi trước... Sự việc thì đơn giản, nhưng những diễn biến xung quanh, bên ngoài vụ án thì nó có nhiều điều gợi lên những suy nghĩ và xúc cảm, đặc biệt là tình cảm của cha Nghĩa và gia đình dành cho anh ta. Ông bố đã dốc tòan lực cho đứa con trai duy nhất của mình, trước khi trút hơi thở cuối cùng", lời luật sư Thơm.
Theo Vietnamnet
Nghĩa có quyền được biết tin bố mất?
Cho đến bây giờ, theo giải thích của Nguyễn Đức Nghĩa: Việc hắn tiến hành kháng cáo để kéo dài cuộc sống và chờ đợi cơ may thoát án tử hình (dù vô cùng nhỏ), hoàn toàn vì thương bố. Thế nhưng, sau gần một tuần bố qua đời, tử tù Nguyễn Đức Nghĩa vẫn chưa một lần được biết tin đau buồn này và vẫn giữ nguyên ý định kháng cáo để kéo dài cuộc sống.
Tiến sỹ, Trung tá Nguyễn Minh Đức, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu tội phạm học và phòng ngừa tội phạm (thuộc Học Viện Cảnh sát nhân dân) cho biết: Trong trường hợp này, Nghĩa hoàn toàn có quyền được biêế thông tin bố qua đời. Nhưng thông tin này có được thông báo tới Nghĩa hay không hoàn toàn phụ thuộc vào cơ quan điều tra.
Trung tá Đức cho rằng, chỉ khi gia đình yêu cầu được thông báo cho bị cáo biết và đặc biệt, cái chết của bố Nguyễn Đức Nghĩa cũng được cơ quan công an xác nhận, thì cơ quan điều tra sẽ làm biên bản thông báo.
Việc thông báo này phải có “ba mặt một lời” là Luật sư, cơ quan viện kiểm sát, toà án và gia đình. Bởi, hậu quả của việc thông báo thì ai cũng có thể phán đoán: Ấy là Nghĩa có thể tìm cách "làm liều". Nhưng, dù thế nào thì cơ quan điều tra cũng phải có trách nhiệm bảo vệ Nghĩa đến lúc thi hành án.
Có cùng quan điểm với T.S Nguyễn Minh Đức, Thiếu tướng Trương Ngôn, Phó Giám đốc Học viện An ninh nhân dân, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Tâm lý tội phạm cũng cho rằng: Nghĩa có quyền được biết tin này.
Song, hiện Nghĩa có đủ điều kiện được biết tin hay không thì chỉ có toà và cơ quan công an mới biết. Bởi, trong quá trình xét xử, người ta cũng phải cân nhắc thông tin nào được đưa cho tử tù và thông tin nào thì không được đưa.
Thiếu tướng Trương Ngôn cho biết: có một tình huống ai cũng phải nghĩ đến, một khi Nguyễn Đức Nghĩa được biết tin bố chết, Nghĩa sẽ buồn chán mà "làm liều". Bởi Nghĩa từng nói: Dù biết tội ác hắn gây ra phải bị trừng phạt thế nào, nhưng hắn vẫn kháng cáo vì quá thương bố!
Nếu tử tù Nghĩa biết tin bố chết, cơ quan điều tra sẽ phải rất vất vả để giám sát và bảo vệ việc Nghĩa.
Tuy nhiên, vẫn còn một cách khác có thể thông báo cái chết của người bố tới Nguyễn Đức Nghĩa một cách nhẹ nhàng hơn, ít sốc hơn, theo thiếu tướng Trương Ngôn: Ấy là báo tin cho Nguyễn Đức Nghĩa biết bố bị ốm nặng. Rồi đến một hôm nào đó thì báo rằng bố của Nghĩa qua đời vì ốm đau, để chuẩn bị tâm lý từng bước cho Nghĩa.
Cách xử lý này vừa nhân văn, vừa ít gây sốc cho bị cáo. Song, ngay cả như thế thì cơ quan công an cũng phải rất cân nhắc, nếu tiến hành.
Vẫn sẽ tìm mọi cách kéo dài cuộc sống?
Thiếu tướng Trương Ngôn khẳng định: Kháng cáo để kéo dài cuộc sống xảy ra phổ biến với bị cáo bị án tử hình. Vì vậy, ngay cả khi hay tin bố chết, Nguyễn Đức Nghĩa cũng có thể sẽ kháng cáo tiếp vì những động lực khác và những lý do khác.
Có cùng quan điểm, T.S Nguyễn Minh Đức cũng nói: Nếu biết bố chết thật, Nghĩa vẫn không rút kháng cáo, vẫn sẽ tiếp tục tìm cách để kéo dài cuộc sống. Bởi đứng trước cái chết, người ta mới thấy sợ, muốn kéo dài cuộc sống. Đó là bản năng của con người.
Mới đây, trả lời báo chí, Thượng tá Bùi Ngọc Bình, giám thị Trại giam Số 1 (Công an Hà Nội) cho biết: Ít nhất cho đến khi vụ án được đưa ra xử phúc thẩm, Nghĩa vẫn sẽ không được hay tin bố mất. Thượng tá Bình cũng thừa nhận, hiện Nguyễn Đức Nghĩa có nhiều biểu hiện tâm lý không bình thường.
Vì vậy, vụ án “xác chết không đầu” vẫn sẽ tiếp tục có những diễn biến khó lường nảy sinh sau này, đặc biệt, khi bị cáo Nguyễn Đức Nghĩa chính thức hay tin bố đã qua đời.
Trao đổi với VietNamNet, luật sư Nguyễn Anh Thơm, người sẽ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Nguyễn Đức Nghĩa vào phiên phúc thẩm sắp tới tỏ thái độ đồng tình với ông Bình và cho rằng, không để Nghĩa biết việc cha mình đã qua đời không có gì là trái pháp luật, thậm chí nó còn thể hiện tính nhân văn cao.
Ông Thơm nói: "Khi bị án tử hình treo trên đầu thì phạm nhân đã sẵn tâm lý bất ổn. Nếu cộng thêm cú sốc, thì tâm lý của phạm nhân sẽ rất khó lường. Và để đảm bảo phiên tòa diễn ra suôn sẻ, việc không cho Nghĩa biết chuyện cha Nghĩa đã qua đời trước ngày đưa Nghĩa ra xét xử là nhân văn, thể hiện sự quan tâm, lo lắng, sự chia sẻ của Ban giám thị trại giam đối với gia đình Nghĩa và bản thân Nghĩa".
Theo quan điểm của luật sư Thơm, việc thông báo cho Nghĩa biết chuyện buồn vào thời điểm nào là tùy thuộc vào gia đình. Là người nhiều lần tiếp xúc và động viên Nghĩa, luật sư Thơm cho hay: "Tôi tin vào bản lĩnh của Nghĩa, cho rằng kể cả anh ta biết chuyện tại tòa thì cũng không làm những việc đáng tiếc".
Luật sư Thơm từng tham gia bào chữa cho nhiều bị cáo mang tội giết người, nhưng đây là vụ án đầu tiên để lại cho ông nhiều cảm xúc.
"Đây là lần đầu tiên tôi gặp phải thảm cảnh như vậy, khi mà con trai duy nhất đang kề cận án tử hình thì người cha ở nhà đã đi trước... Sự việc thì đơn giản, nhưng những diễn biến xung quanh, bên ngoài vụ án thì nó có nhiều điều gợi lên những suy nghĩ và xúc cảm, đặc biệt là tình cảm của cha Nghĩa và gia đình dành cho anh ta. Ông bố đã dốc tòan lực cho đứa con trai duy nhất của mình, trước khi trút hơi thở cuối cùng", lời luật sư Thơm.
Theo Vietnamnet
Có 0 bình luận cho bài viết này.
Gửi bình luận