1. Đó là một phiên xử ly hôn bình thường như bao chuyện tan vỡ, chia ly thời hiện đại vẫn được giải quyết thường ngày tại tòa án, lúc đầu có lẽ chẳng để lại cho người theo dõi ấn tượng gì. Hai người sống chung được hơn một năm, hiện cô gái đang mang thai. Rồi tình cờ, anh chồng biết được một bí mật quá khứ mà cô vợ vẫn giấu kín, mâu thuẫn phát sinh và cô vợ tự ái đưa đơn ra tòa.
Hãy để lòng vị tha giữ lấy hạnh phúc (ảnh minh họa)
Đối với những cuộc hôn nhân như thế này thủ tục giải quyết cực kỳ đơn giản, tòa án không cần phải tìm hiểu nguyên nhân, động cơ, mục đích chia tay; không cần phải tiến hành hòa giải mà cứ thế… “cắt” liền.
Khác với cảnh “ra tòa” người ta thường kể tội nhau thì đôi vợ chồng này không nói nhiều lời, họ chỉ đề nghị được giải quyết thuận tình ly hôn vì... không hợp nhau. Trình bày xong lý do, cô vợ khóc. Nước mắt của người vợ trẻ đang mang bầu trong bối cảnh đó khiến ai cũng phải động lòng. Anh chồng thì vẫn ngồi lặng như hóa đá...
Chính thái độ khác lạ ấy của các đương sự đã khiến vị thẩm phán chủ tọa phiên tòa chú ý. Ông giải thích lại một lần nữa cho đương sự hiểu: Pháp luật quy định những trường hợp chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn mà khi người nữ đang mang thai thì tòa án bác đơn hoặc không thụ lý nếu người nam là nguyên đơn yêu cầu. Vì vậy, ông Thẩm phán khuyên cô vợ nên vì đứa con đang mang trong mình mà suy nghĩ lại, vì việc ly hôn lúc này sẽ ảnh hưởng không tốt đến đứa con... Tuy nhiên, cô gái vẫn nói giữ nguyên yêu cầu ly hôn và lại khóc.
Bằng kinh nghiệm và linh cảm của một người làm công tác xét xử lâu năm, vị thẩm phán quyết định tạm dừng phiên tòa. Ông nhẹ nhàng nói với các đương sự: “Tôi linh cảm anh chị vẫn rất yêu nhau nhưng hình như có điều gì đó uẩn khúc chưa vượt qua được. Nếu hôm nay tòa án chấp nhận yêu cầu của anh chị thì quyết định sẽ có hiệu lực ngay và cả hai không có quyền kháng cáo... Vì vậy anh chị cứ ra về, bình tĩnh suy nghĩ lại thật kỹ, biết đâu lại có sự thay đổi...”
2. Bẵng đi khoảng hơn một tháng sau, khi tôi đã hoàn toàn quên câu chuyện phiên tòa hôm ấy thì tình cờ gặp lại đôi vợ chồng trẻ đó đi ra từ tòa án với nét mặt và phong thái hoàn toàn khác. Tò mò, tôi đến xin gặp vị Thẩm phán chủ tọa phiên tòa để tìm hiểu sự việc.
Câu chuyện của vị Thẩm phán đã khiến tôi thực sự bất ngờ, vui mừng và xúc động... Sau khi tạm dừng phiên tòa, ông đã lần theo địa chỉ trong hồ sơ vụ án và đến gặp từng đương sự. Thì ra trước khi gặp anh chồng bây giờ, cô đã từng có một quá khứ “đen”: từng làm gái bar, từng vào trại 06 Ba Vì, từng mắc nghiện ma túy...
Cuộc đời cô chỉ thực sự thay đổi khi gặp và yêu chàng trai ấy. Hai người chung sống nhưng chưa đi đăng ký kết hôn chỉ vì cô sợ khi đi xác minh tình trạng hôn nhân của cô thì anh chồng biết được quá khứ của cô. Chỉ đến khi cô có thai thì họ buộc phải tính đến chuyện phải đăng ký kết hôn và làm đám cưới. Cô vẫn giấu kín quá khứ của mình, anh không hề biết cũng như không tỏ ra nghi ngờ về điều ấy.
Nhưng cũng vì vậy cô càng cảm thấy đau khổ và day dứt. Sau rất nhiều đắn đo suy tính, cuối cùng cô đã thú nhận tất cả với chồng... Và cú “sốc” của anh chồng trẻ dẫn đến phiên toà ly hôn.
Ân cần như một người trong gia đình, ông Thẩm phán động viên cô gái hãy tự tin và dũng cảm giành lấy, giữ lấy hạnh phúc cho mình, đừng vì một chút mặc cảm mà đánh mất đi tình yêu và hạnh phúc.
Rồi ông tìm gặp người chồng trẻ để làm công việc của người hòa giải. Gần một tháng sau, đúng như sự mong đợi của vị Thẩm phán, các đương sự đã đến gặp ông xin rút đơn để đi đăng ký kết hôn, làm đám cưới để kịp chào đón sự ra đời của đứa con đầu lòng..
3. Theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự thì quá trình thụ lý, giải quyết việc không công nhận vợ chồng, tòa án không phải tiến hành hòa giải. Nhưng ở vụ án này thì khác, người thẩm phán đã tự “buộc” vào mình thêm một trách nhiệm là gặp gỡ, tìm hiểu và vận động đương sự hòa giải đoàn tụ.
Ông thẩm phán lý giải hành động của mình như tâm sự, giãi bày: “Hiện nay những tiêu cực trong hoạt động xét xử không phải là hiếm, chính vì vậy, tôi đã phải băn khoăn do dự rất nhiều về việc có nên đến gặp riêng từng đương sự với mục đích hòa giải cho họ đoàn tụ để tiến đến đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật hay không? Liệu người ta có nghi ngờ rằng đằng sau những hành động của mình còn có động cơ, mục đích nào khác không.v.v.? Nhưng rồi trách nhiệm trước hạnh phúc của một gia đình trẻ, đặc biệt là trước tương lai của đứa trẻ sắp ra đời đã thôi thúc tôi phải đi gặp họ, vượt qua tất cả những mặc cảm và nghi kỵ..”
Những lời nói giản dị, ân cần và câu chuyện của vị Thẩm phán đã khiến tôi vô cùng xúc động. Mới hiểu rằng, toà án không chỉ là nơi diễn ra những cảnh tù tội, chia ly như ta thường nghĩ. Đôi khi, cũng chính từ đây, sự lao tâm khổ tứ và lòng trắc ẩn trước số phận con người, trước hạnh phúc một gia đình nhỏ đang có nguy cơ tan vỡ của những người làm công tác xét xử đã thức tỉnh các đương sự, giúp họ hàn gắn lại hạnh phúc cho riêng mình và tìm lại được niềm tin vào chính cuộc đời này./.
Thành Nam
Hãy để lòng vị tha giữ lấy hạnh phúc (ảnh minh họa)
Đối với những cuộc hôn nhân như thế này thủ tục giải quyết cực kỳ đơn giản, tòa án không cần phải tìm hiểu nguyên nhân, động cơ, mục đích chia tay; không cần phải tiến hành hòa giải mà cứ thế… “cắt” liền.
Khác với cảnh “ra tòa” người ta thường kể tội nhau thì đôi vợ chồng này không nói nhiều lời, họ chỉ đề nghị được giải quyết thuận tình ly hôn vì... không hợp nhau. Trình bày xong lý do, cô vợ khóc. Nước mắt của người vợ trẻ đang mang bầu trong bối cảnh đó khiến ai cũng phải động lòng. Anh chồng thì vẫn ngồi lặng như hóa đá...
Chính thái độ khác lạ ấy của các đương sự đã khiến vị thẩm phán chủ tọa phiên tòa chú ý. Ông giải thích lại một lần nữa cho đương sự hiểu: Pháp luật quy định những trường hợp chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn mà khi người nữ đang mang thai thì tòa án bác đơn hoặc không thụ lý nếu người nam là nguyên đơn yêu cầu. Vì vậy, ông Thẩm phán khuyên cô vợ nên vì đứa con đang mang trong mình mà suy nghĩ lại, vì việc ly hôn lúc này sẽ ảnh hưởng không tốt đến đứa con... Tuy nhiên, cô gái vẫn nói giữ nguyên yêu cầu ly hôn và lại khóc.
Bằng kinh nghiệm và linh cảm của một người làm công tác xét xử lâu năm, vị thẩm phán quyết định tạm dừng phiên tòa. Ông nhẹ nhàng nói với các đương sự: “Tôi linh cảm anh chị vẫn rất yêu nhau nhưng hình như có điều gì đó uẩn khúc chưa vượt qua được. Nếu hôm nay tòa án chấp nhận yêu cầu của anh chị thì quyết định sẽ có hiệu lực ngay và cả hai không có quyền kháng cáo... Vì vậy anh chị cứ ra về, bình tĩnh suy nghĩ lại thật kỹ, biết đâu lại có sự thay đổi...”
2. Bẵng đi khoảng hơn một tháng sau, khi tôi đã hoàn toàn quên câu chuyện phiên tòa hôm ấy thì tình cờ gặp lại đôi vợ chồng trẻ đó đi ra từ tòa án với nét mặt và phong thái hoàn toàn khác. Tò mò, tôi đến xin gặp vị Thẩm phán chủ tọa phiên tòa để tìm hiểu sự việc.
Câu chuyện của vị Thẩm phán đã khiến tôi thực sự bất ngờ, vui mừng và xúc động... Sau khi tạm dừng phiên tòa, ông đã lần theo địa chỉ trong hồ sơ vụ án và đến gặp từng đương sự. Thì ra trước khi gặp anh chồng bây giờ, cô đã từng có một quá khứ “đen”: từng làm gái bar, từng vào trại 06 Ba Vì, từng mắc nghiện ma túy...
Cuộc đời cô chỉ thực sự thay đổi khi gặp và yêu chàng trai ấy. Hai người chung sống nhưng chưa đi đăng ký kết hôn chỉ vì cô sợ khi đi xác minh tình trạng hôn nhân của cô thì anh chồng biết được quá khứ của cô. Chỉ đến khi cô có thai thì họ buộc phải tính đến chuyện phải đăng ký kết hôn và làm đám cưới. Cô vẫn giấu kín quá khứ của mình, anh không hề biết cũng như không tỏ ra nghi ngờ về điều ấy.
Nhưng cũng vì vậy cô càng cảm thấy đau khổ và day dứt. Sau rất nhiều đắn đo suy tính, cuối cùng cô đã thú nhận tất cả với chồng... Và cú “sốc” của anh chồng trẻ dẫn đến phiên toà ly hôn.
Ân cần như một người trong gia đình, ông Thẩm phán động viên cô gái hãy tự tin và dũng cảm giành lấy, giữ lấy hạnh phúc cho mình, đừng vì một chút mặc cảm mà đánh mất đi tình yêu và hạnh phúc.
Rồi ông tìm gặp người chồng trẻ để làm công việc của người hòa giải. Gần một tháng sau, đúng như sự mong đợi của vị Thẩm phán, các đương sự đã đến gặp ông xin rút đơn để đi đăng ký kết hôn, làm đám cưới để kịp chào đón sự ra đời của đứa con đầu lòng..
3. Theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự thì quá trình thụ lý, giải quyết việc không công nhận vợ chồng, tòa án không phải tiến hành hòa giải. Nhưng ở vụ án này thì khác, người thẩm phán đã tự “buộc” vào mình thêm một trách nhiệm là gặp gỡ, tìm hiểu và vận động đương sự hòa giải đoàn tụ.
Ông thẩm phán lý giải hành động của mình như tâm sự, giãi bày: “Hiện nay những tiêu cực trong hoạt động xét xử không phải là hiếm, chính vì vậy, tôi đã phải băn khoăn do dự rất nhiều về việc có nên đến gặp riêng từng đương sự với mục đích hòa giải cho họ đoàn tụ để tiến đến đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật hay không? Liệu người ta có nghi ngờ rằng đằng sau những hành động của mình còn có động cơ, mục đích nào khác không.v.v.? Nhưng rồi trách nhiệm trước hạnh phúc của một gia đình trẻ, đặc biệt là trước tương lai của đứa trẻ sắp ra đời đã thôi thúc tôi phải đi gặp họ, vượt qua tất cả những mặc cảm và nghi kỵ..”
Những lời nói giản dị, ân cần và câu chuyện của vị Thẩm phán đã khiến tôi vô cùng xúc động. Mới hiểu rằng, toà án không chỉ là nơi diễn ra những cảnh tù tội, chia ly như ta thường nghĩ. Đôi khi, cũng chính từ đây, sự lao tâm khổ tứ và lòng trắc ẩn trước số phận con người, trước hạnh phúc một gia đình nhỏ đang có nguy cơ tan vỡ của những người làm công tác xét xử đã thức tỉnh các đương sự, giúp họ hàn gắn lại hạnh phúc cho riêng mình và tìm lại được niềm tin vào chính cuộc đời này./.
Thành Nam
Có 0 bình luận cho bài viết này.
Gửi bình luận