Vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang bị tù oan 10 năm đã gây chấn động dư luận Việt Nam những ngày qua. Trên thế giới, cũng từng có những án oan tày đình như vậy. Dù địa điểm, tính chất có thể khác nhau, nhưng sự khổ đau, mất mát không gì bù đắp nổi mà

 Một người đàn ông Trung Quốc bị kết án 15 năm vì tội “giết vợ” và chỉ được tự do sau hơn 1 thập kỷ ngồi tù, khi người vợ bỗng nhiên xuất hiện.

Vụ án làm tan nát một gia đình

She Xianglin là một nhân viên bảo vệ quê ở huyện Jingshan, tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc. Ngày 11/11/1994 khi vừa tròn 28 tuổi anh bị cảnh sát bắt giữ với cáo buộc sát hại chính người vợ của mình. Ban đầu, She bị kết án tử hình. Nhưng sau 4 bản án ở 3 cấp tòa, do thiếu chứng cứ thuyết phục, hình phạt của anh được giảm xuống còn 15 năm tù giam.

She bị bắt vì sau 3 ngày, vợ anh, chị Zhang Zaiyu mất tích thì cảnh sát địa phương phát hiện thấy một xác phụ nữ đang phân hủy ở hồ nước gần nhà và She bị coi là nghi phạm chính. Trong suốt 10 ngày điều tra xét hỏi, She liên tục chối tội nhưng do bị cảnh sát đánh đập, tra tấn và không được ngủ nên cuối cùng anh đành nhận bừa.

Vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang bị tù oan 10 năm đã gây chấn động dư luận Việt Nam những ngày qua. Trên thế giới, cũng từng có những án oan tày đình như vậy. Dù địa điểm, tính chất có thể khác nhau, nhưng sự khổ đau, mất mát không gì bù đắp nổi mà nó gây ra cho những người chịu oan ức, cũng như sức hủy hoại kinh khủng của nó đối với lòng tin của nhân dân dành cho những người thực thi công lý thì lại rất giống nhau.

Đó cũng là nội dung chính mà chúng tôi muốn gửi tới bạn đọc qua loạt bài BỨC CUNG, NHỤC HÌNH VÀ NHỮNG VỤ ÁN OAN CHẤN ĐỘNG THẾ GIỚI. 

Vụ án của She chứa đựng rất nhiều tình tiết không thuyết phục: cảnh sát không hề tìm thấy hung khí giết người, không xét nghiệm ADN để khẳng định thi thể người phụ nữ kia có phải vợ anh hay không. Cơ quan điều tra khi đó chỉ căn cứ vào một báo cáo của chuyên gia y tế chủ yếu dựa trên những đặc điểm tương đối giống nhau giữa hai người về hình dạng, chiều cao và thời điểm trùng khớp lúc vợ anh mất tích và lúc người phụ nữ kia tử vong. She đã cố gắng rút lại lời nhận tội khi ở trại tạm giam nhưng không được tòa án các cấp lắng nghe, không được tư vấn hoặc kiểm tra chéo với quyết định truy tố nên bản án vẫn được thực thi.

Bi thảm hơn, sau khi She bị kết án, mẹ và anh trai anh cũng bị bắt với cáo buộc “che giấu tội phạm” do họ liên tục gõ cửa các cơ quan công quyền kêu oan cho anh. Bà mẹ 52 tuổi của She đã qua đời lúc được thả tự do sau khi đã bị giam giữ oan sai 9 tháng.

“Người chết” trở vềngười sống được minh oan

11 năm ròng rã She thụ án trong tù thì ngày 28/3/2005 vợ anh đột ngột xuất hiện. “Nạn nhân” mà tòa án đã cho rằng bị She đánh đập bằng dùi cui đến chết rồi dìm xuống hồ ấy hóa ra vẫn còn sống sờ sờ. Năm 1994, do mắc bệnh thần kinh không ổn định nên chị Zhang bỏ nhà đi, thậm chí còn cưới thêm một người chồng khác tại tỉnh Sơn Đông và sinh được một đứa con trai 10 tuổi.

She Xianglin (thứ 3 từ trái sang) đã phải ngồi tù oan suốt 11 năm vì tội giết người mà anh không hề phạm phải
She Xianglin (thứ 3 từ trái sang) đã phải ngồi tù oan suốt 11 năm vì tội giết người mà anh không hề phạm phải

Chị Zhang tìm cách quay trở lại Hồ Bắc với ý định thăm lại con gái đầu nhưng đâu ngờ chồng cũ của mình lại vướng vào vòng oan nghiệt như thế. Sau kết quả giám định ADN, xác định đúng là vợ She, cơ quan chức năng Trung Quốc đã phải giải oan và trả tự do cho anh ngày 13/4/2005.

Không thể đền bù được bằng tiền

Xuất hiện trên các phương tiện truyền thông lúc được thả tự do, She Xianglin, nhân viên bảo vệ từng có thời khoác trên mình bộ đồng phục chỉnh tề, khỏe khoắn thì giờ đây đã là một con người già nua, hom hem. Thời gian ngồi tù đã khiến anh gần như mù lòa và bại liệt.

Báo chí trong nước và quốc tế khi đó đã chất vấn rằng nếu giới chức Trung Quốc điều tra cẩn trọng hơn, có trách nhiệm hơn, anh She đã chẳng phải ngồi tù oan như thế.

Những người phê bình hệ thống tư pháp ở Trung Quốc nói rằng một số tòa án nóng lòng chạy theo thành tích xét xử mà bỏ qua sai sót.

“Ở Trung Quốc, nghi can thường bị đối xử như tội phạm ngay từ đầu”, We Ge, một luật sư ở Bắc Kinh cho biết. “Vụ án của She Xianglin giúp chúng tôi hiểu được tầm quan trọng của việc giả định vô tội trong bảo vệ quyền con người”.

Còn với She, khi phát biểu trên truyền thông Trung Quốc anh cho rằng “đó là nạn tham nhũng tư pháp”. “Nếu họ thực sự quan tâm tới tính mạng con người, họ đã không để những điều tồi tệ như thế này xảy ra”. Nhưng đáng tiếc là không thấy báo chí Trung Quốc nói gì về việc những người đã đẩy She vào án oan tày trời này bị xử lý như thế nào.

Sau này, She nhận được 456.900 Nhân dân tệ tiền bồi thường án oan và tiền hỗ trợ tài chính cho gia đình. Nhưng trước đó, khi được hỏi về khả năng bồi thường, She nói rằng dù số tiền bồi thường có lớn đến đâu thì có những thứ không thể bù đắp được bằng tiền.

She Xianglin quỳ gối thắp hương trên mộ mẹ sau khi anh được trả tự do ngày 13/4/2005
She Xianglin quỳ gối thắp hương trên mộ mẹ sau khi anh được trả tự do ngày 13/4/2005

“Mẹ tôi đã qua đời vì sức ép từ những ngày tháng ròng rã kêu oan, không thể đền bù được. 11 năm tự do của tôi không thể đền bù được. Con gái tôi đã không thể đến trường vì gia cảnh nghèo đói cũng không thể đền bù được”.

CHUYÊN TRANG NGHỀ LUẬT SƯ VIỆT NAM
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
------------------------------------------- 
LUẬT SƯ QUẢN LÝ - HOTLINE: 0938188889