Sau khi thấy chị Huyền tắt thở, thay vì trình báo công an, BS Tường đã tìm cách phi tang, kéo theo nhiều nhân viên khác dính vòng lao lý.
Theo quan điểm của luật sư Nguyễn Anh Thơm, Văn phòng luật sư Nguyễn Anh, Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội, do chưa tìm thấy xác nạn nhân để phục vụ công tác giám định nguyên nhân chết, nghĩa là nạn nhân đã chết hay chưa bị chết khi ném xuống sông nên cơ quan điều tra bước đầu khởi tố về hành vi giết người là có cơ sở, vì căn cứ vào hành vi ném nạn nhân xuống sông.
Theo LS Thơm, nếu trong bụng nạn nhân có nước hoặc có những chứng cứ khác chứng minh nạn nhân chưa chết trước khi ném xuống sông, nghĩa là nạn nhân chết do bị ngạt nước thì BS Nguyễn Mạnh Tường có dấu hiệu phạm tội theo điều 93 BLHS: Tội giết người. |
Nếu sau này xác định rõ nguyên nhân nạn nhân chết thì có thể thay đổi tội danh cho phù hợp.
Nếu sau này tìm thấy xác nạn nhân, xác định trong bụng nạn nhân không có nước, hoặc có những chứng cứ khác chứng minh là nạn nhân đã bị chết trong quá trình làm phẫu thuật thẩm mỹ trước khi ném xuống sông thì BS Nguyễn Mạnh Tường có dấu hiệu phạm tội theo điều 242 BLHS: Tội vi phạm các qui định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vu y tế khác.
Nếu trong bụng nạn nhân có nước hoặc có những chứng cứ khác chứng minh nạn nhân chưa chết trước khi ném xuống sông, nghĩa là nạn nhân chết do bị ngạt nước thì BS Nguyễn Mạnh Tường có dấu hiệu phạm tội theo điều 93 BLHS: Tội giết người.
Trong trường hợp, nếu BS Tường chỉ dừng lại việc làm chết khách hàng tại Trung tâm thẩm mỹ do Giấy phép hành nghề không có chức năng phẫu thuật hút mỡ bụng, bơm ngực mà vô ý gây tử vong cho khách hàng trong quá trình làm phẫu thuật vì nhiều nguyên nhân khác nhau thì sẽ phải chịu TNHS theo điều 242 BLHS: Tội vi phạm các qui định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vu y tế khác.
Các y tá tham gia trực tiếp vào việc trợ giúp BS Tường khi làm phẫu thuật thẩm mỹ gây chết cho nạn nhân có thể phải chịu TNHS với vai trò đồng phạm giúp sức theo tội danh mà BS Tường phải chịu.
Người bảo vệ tham gia phi tang xác khách hàng do sự chỉ đạo của BS Tường, hoặc do nể nang thì tùy theo tội danh của BS Tường đã phạm để làm căn cứ xác định hành vi phạm tội.
Theo LS Thơ, như đã phân tích ở trên, nếu BS Tường phạm tội giết người theo điều 93 BLHS thì đương nhiên người tham gia ném nạn nhân sẽ phải chịu trách nhiệm chung về tội giết người với vai trò đồng phạm giúp sức.
Nếu BS Tường phạm tội theo điều 242 thì người có hành vi giúp BS này che giấu tội phạm như giúp ném xác phi tang nạn nhân hoặc các nhân viên trong Trung tâm thẩm mỹ cất dấu đồ đạc, thu dọn hiện trường,… hoặc biết khách hàng đã bị chết mà không đến CQĐT trình báo,… thì sẽ không có căn cứ xử lý hành vi theo tội “che giấu tội phạm” qui định tại điều 313 BLHS và “không tố giác tội phạm” theo điều 314 vì điều 242 BLHS không thuộc hành vi qui định tại điều 313 BLHS và điều 314 BLHS.
Chỉ khi BS Tường bị khởi tố về tội Giết người theo điều 93 BLHS thì các nhân viên khác trong Trung tâm thẩm mỹ tùy theo tính chất mức độ mới có căn cứ để xử lý hình sự theo điều 313 BLHS và điều 314 BLHS.
Ngày 22/10, Công an Hà Nội đã khởi tố vụ án Giết người; Che giấu tội phạm; Không tố giác tội phạm, đồng thời ra lệnh bắt khẩn cấp đối với: BS Nguyễn Mạnh Tường (SN 1973, ở Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội) và Đào Quang Khánh (SN 1996, ở phố Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Ngoài ông Tường và Khánh bị bắt để điều tra về hành vi giết người, 10 nhân viên khác của Thẩm mỹ viện Cát Tường cũng bị triệu tập lên cơ quan công an để điều tra làm rõ các vấn đề liên quan. |
T.Nhung
Có 0 bình luận cho bài viết này.
Gửi bình luận