Vụ án George Zimmerman - một người Mỹ được Toà tuyên bố tha bổng sau khi bắn chết một cậu bé da đen đã làm bùng nổ những dự luận trái chiều cùng làn sóng biểu tình, đã nhắc người ta nhớ tới vụ án tương tự của Bernhard Goetz xảy ra vào năm 1984.
Cả hai vụ án cho thấy tư tưởng phân biệt chủng tộc vẫn còn cắm rễ sâu trong xã hội Mỹ. Thậm chí thủ phạm sau khi được tha bổng vì bắn bị thương 4 người và bị tuyên phạt 43 triệu USD bồi thường dân sự cho nạn nhân, vẫn ra tranh cử thị trưởng thành phố New York.
Vụ cướp trên tàu điện ngầm
Vụ án Goetz xảy ra vào chiều 22/12/1984 khi 4 thanh niên da đen ở tuổi 18-19, tay cầm tua-nơ-vít kéo nhau lên chuyến tàu điện ngầm số 2. Khi tàu tới ga ở Đại lộ số 14, trong toa còn chừng 15-20 hành khách thì Goetz bước lên tàu và ngồi xuống ghế đối diện cửa ra vào.
Goetz trong vòng dẫn giải của cảnh sát |
Tàu chuyển bánh, 4 cậu thanh niên, kẻ ngồi người đứng quanh Goetz. Theo lời khai của Goetz, khoảng 10 giây sau một trong 4 thanh niên chào anh ta, cả bọn nháy mắt với nhau và hai đứa đang ngồi đứng dậy tiến đến vị trí gần như chặn lối của Goetz khiến anh ta cảm thấy mình bị bao vậy tứ phía. Cậu thanh niên vừa chào Goetz lúc nãy nói với anh ta : “Đưa 5 đôla ra đây”.
Sau này Goetz khai rằng anh ta có cảm giác là một trong 4 thanh niên có cử chỉ cho thấy có thể hắn có vũ khí. Goetz đứng dậy, tay anh ta kéo phéc-mơ-tuya áo khoác ngoài để lộ khẩu súng nhưng trong đầu đã nghĩ cách xử đám thanh niên. Trong lúc miệng yêu cầu Canty – tên cậu thanh niên vừa xin tiền - nhắc lại câu hỏi thì Goetz rút súng ra bóp cò.
Người ăn đạn đầu tiên là Canty, sau đó tới Allen đang bỏ chạy nên bị đạn vào lưng, còn Ramseur bị thương vào tay và ngực. Sau đó, Goetz bắn Cabey một lần nữa nhưng bị trượt tuy nhiên một vài nhân chứng bác bỏ điều này. Kết cục cả 4 thanh niên đều bị thương, riêng Cabey bị liệt do đạn làm tổn thương xương sống.
Trong lúc Goetz nổ súng. Hành khách hoảng sợ chạy dạt về một đầu toa chỉ còn lại hai phụ nữ ngồi sát chỗ nổ súng. Hai người này vì quá hoảng sợ nên nằm lăn ra. Goetz hỏi han họ có bị thương hay không rồi mới đi đến chỗ người soát vé và nói : “Chúng định cướp đồ của tôi”.
Khi người soát vé hỏi Goetz có phải cảnh sát không, hắn đáp “không” và từ chối trao súng lại cho ông ta. Goetz nhảy khỏi đoàn tàu và chạy dọc đường ray tới ga gần đó và thoát ra phố.
Về đến nhà, Goetz thu dọn đồ đạc, thuê một chiếc xe hơi và lái về hướng bắc tới Bennington. Hắn đốt chiếc áo mặc lúc gây án, tháo rời khẩu súng quăng mỗi nơi một mảnh trong rừng. Goetz chạy xe loanh quanh suốt mấy ngày liền trong bang New England, tối trọ lại khách sạn dưới tên giả và thanh toán bằng tiền mặt để không bị phát hiện.
Hôm 19/12 Goetz gọi cho người hàng xóm tên Myra Friedman và biết cảnh sát tới nhà tìm hắn. Goets kể lại chuyện đã xảy ra cho Myra nghe. Ngày 30/12 hắn quay New York lấy ít quần áo và giấy tờ ở căn hộ của mình rồi thuê một chiếc xe khách quay lại New England.
Trưa hôm sau, ngày 1/1/ 1985 hắn đến đồn cảnh sát ở Concord bang New Hampshire tuyên bố : “Tôi là người mà cảnh sát New York đang truy tìm”. Ngày 8/1 Goetz được tại ngoại sau khi nộp tiền thế chân 50.000 USD.
Ở đồn cảnh sát cũng như tại tòa án, Goetz cho rằng hắn hành động tự vệ trước bối cảnh tội ác lan tràn nhưng những kẻ thủ phạm không bị trừng phạt. Hắn giải thích lý do nổ súng trước, không cảnh báo là vì sợ “bị đánh bầm dập như cà chua”. Tuy nhiên, trong những băng ghi lời khai ban đầu thì Goetz lại tuyên bố rằng chủ ý của hắn là “giết bọn chúng”.
Sau này, Goetz còn tuyên bố “Nếu có nhiều đạn hơn tôi sẽ bắn chúng lần nữa, thêm một lần nữa”. Các luật sư của Goetz là Barry Slotnik và Mark Baker cho rằng những tuyên bố nói trên được Goetz đưa ra khi bị sốc, không chín chắn.
Luật pháp vì công lý hay vì màu da?
Vào giữa những năm 1980, tình trạnh tội phạm ở New York tăng cao hơn bao giờ hết. Trong thời gian từ 1966 đến 1981, tỷ lệ tội phạm tăng gấp ba lần, cụ thể là cứ trên 100.000 dân xảy ra 1.100 vụ mỗi năm. Đến giữa thập niên 80, tỷ lệ phạm tại tại New York cao hơn mức trung bình toàn nước Mỹ 70%. Lấy ví dụ năm 1984, cứ 10.000 dân thì xảy ra 2 vụ giết người, 18 vụ án bạo lực, 65 vụ trộm.
Hệ thống tàu điện ngầm là biểu tượng của tình trạng không kiểm soát được tội ác. Một cuộc thăm dò dư luận lúc đó cho thấy 2/3 dân cư thành phố nói họ sẵn sàng thuê bảo vệ canh gác nhà riêng.
Goetz ra tòa với 4 tội danh mưu toan giết người. Vụ án của Goetz tuy không quá dã man như một số vụ án khác nhưng gây tranh luận lớn trong dư luận Mỹ hồi đó, chiếm nhiều cột báo hàng ngày suốt mấy tháng trời. Tựu trung dư luận chia làm ba phe : Phe ủng hộ Goetz cho rằng anh ta vô tội, chỉ phản ứng tự vệ khi bị đe dọa mạng sống.
Nhóm thứ hai tin rằng 4 thanh niên da đen là nạn nhân của sự khinh miệt, coi thường mạng sống người da màu từ phía người da trắng. Phe trung dung, tin rằng Goetz bị đe dọa nhưng anh ta phản ứng thái quá.
Quả thực phản ứng của báo chí và công luận trong tiến trình vụ án này khá mâu thuẫn theo thời gian. Ban đầu, công chúng ủng hộ việc Goetz nổ súng, đồng loạt chỉ trích chính quyền bất lực trong việc giảm tỷ lệ tội phạm, chê trách hệ thống tư pháp nương tay…
Goetz lúc này đã là một doanh nhân |
Tuy nhiên, sau khi báo chí mô tả chi tiết hành động của Goetz sau khi bắn nạn nhân (kiểm tra cơ thể từng người và thấy không có máu trên người nạn nhân thứ tư thì nói “Mày trông chưa đến nỗi tệ lắm. Này thêm phát nữa nhé” và bắn người này lần thứ hai) khiến dư luận nổi giận. Người ta ào ào đòi xử Goetz tội giết người.
Tại phiên tòa các luật sư của Goetz viện dẫn điều luật liên bang Mỹ cho phép “một người không được sử dụng vũ khí gây chết người chống lại người khác … trừ phi … anh ta tin một cách hợp lý rằng người khác đó đang thực hiện hoặc mưu toan thực hiện” một trong các hành động được luật liệt kê, trong đó có tội ăn cướp.
Goetz phần nào may mắn vì các thành viên bồi thẩm đoàn chủ yếu là người da trắng và 6 người trong số họ từng là nạn nhân của tội phạm đường phố. Hắn chỉ phải ngồi tù 6 tháng, 1 năm chữa bệnh tâm thần bắt buộc, 5 năm thử thách và 200 giờ lao động công ích.
Dù được trả tự do nhưng Goietz vẫn phải đối mặt với đơn đòi bồi thường, nhưng phải tới năm 1996, phiên tòa mới diễn ra với một đoàn bồi thẩm chủ yếu là người da màu. Cabey chối rằng hắn không tham dự âm mưu cướp giật. Kết cục tòa án buộc Goetz bồi thường cho Cabey 43 triệu USD tuy nhiên ngay lập tức hắn nộp đơn xin phá sản.
Tuy nhiên Tòa phá sản Mỹ ra phán quyết rằng việc hắn phá sản không thể xóa bỏ trách nhiệm bồi thường. năm 2004, khi bị hỏi có phải hắn đang thanh toán cho nạn nhân không, Goetz đáp : “Tôi đã trả đến từng đồng xu cho việc đó” nhưng không nói rõ hơn mà chỉ đẩy sang luật sư của mình.
Số phận của những nhân vật trong vụ án trong gần 30 năm có nhiều thay đổi. James Ramseur từng có lúc báo cảnh sát là Goetz thuê hai tay súng truy sát hắn. Vì tham gia vào một vụ cưỡng hiếp bằng súng và cướp giật một phụ nữ có thai trên sân thượng một tòa cao ốc, năm 1986 Ramseur bị kết án tù từ 8 năm rưỡi tới 25 năm. Năm 1011, hắn chết vì dùng ma túy quá liều, đúng 1 năm sau ngày được trả tự do.
Một tên trong 4 thanh niên là Barry Allen về sau cũng đi tù và được thả vào tháng 12/1995. Riêng Canty bị đưa vào trại giáo dưỡng để cai nghiện 18 tháng và được thả vào năm 1989. Hắn có vài lần bị bắt nhưng không kết án.
Năm 2001 Goetz lúc này đã là một doanh nhân, từng ra tranh chức thị trưởng New York, Dù biết chẳng có cơ hội thắng nhưng Goetz nói ông ta muốn thu hút sự chú ý của công chúng đối với trào lưu ăn chay và bảo vệ sóc sống hoang dã trong thành phố
Anh Vũ
Có 0 bình luận cho bài viết này.
Gửi bình luận