Sau sự việc hoa khôi Mỹ Xuân bán dâm bị phát giác, công chúng mới biết thêm có quá nhiều cuộc thi sắc đẹp trong nước hiện nay.
Triệu Thị Hà cũng cần có những hiểu biết nhất định về luật pháp và ứng xử khôn khéo hơn khi đã là người của công chúng. Ảnh: TLKhi Hoa hậu muốn bỏ vương miện làm “dân nữ”…
Và danh xưng Hoa hậu cũng được sử dụng quá dễ dãi để những hoa hậu không có tiếng tăm sử dụng làm “cần câu cơm”.
Những người đẹp tìm đến đấu trường sắc đẹp ngày một nhiều, mục đích chính là “tìm kiếm cơ hội để đổi đời”. Bởi vì chiếc vương miện sẽ đem đến cho các người đẹp khi đăng quang những hợp đồng quảng cáo, đại diện thương hiệu béo bở. Những chuyến công du nước ngoài nhiều như đi chợ. Những đồ xa xỉ phẩm hàng hiệu đắt tiền. Những món quà đắt giá của các đại gia dành tặng cho các người đẹp.
Những cuộc thi sắc đẹp tầm quốc gia chỉ đếm trên đầu ngón tay. Còn lại là những cuộc thi cỡ “trong làng”. Thế nên, việc một hoa hậu dân tộc mang tầm cỡ quốc gia, lại quyết định từ bỏ hào quang để làm “dân nữ”, hẳn nhiên công chúng sẽ chĩa mũi nhọn vào BTC cuộc thi.
Theo hoa hậu Triệu Thị Hà, việc cô từ bỏ danh hiệu cũng vì những ức chế từ BTC, đại diện là bà Kim Hồng đã khiến cô mỏi mệt, stress: “Bà Kim Hồng thường xuyên kêu tôi đi tiếp khách mà tôi không biết mục đích của các cuộc tiếp khách ấy là gì. Thậm chí đêm khuya cũng gọi tôi đi tiếp khách, trong khi bản cam kết mà tất cả các thí sinh ký với Cty CIAT của bà Kim Hồng không hề có điều khoản nào bắt buộc chúng tôi phải đi tiếp khách như vậy”.
Việc hoa hậu Triệu Thị Hà muốn làm “dân nữ” vì những bất đồng với BTC, thực sự khá khó hiểu. Dư luận dấy lên nghi ngờ, Cty CIAT của bà Kim Hồng đang tung hỏa mù. Bởi việc kiện tụng ầm ĩ, rồi rút đơn kiện này của CIAT không phải là lần đầu tiên.
Thế nên, ngay khi tung tin là từ bỏ vương miện chưa được bao lâu, Triệu Thị Hà đã có giãi bày và tỏ ra hối hận: “Ngay từ đầu khi tôi viết đơn tôi không hề có ý định từ bỏ vương miện. Vì một số lý do tôi mới phải viết đơn xin từ bỏ. Thứ nhất là do sức khỏe. Sau khi tham dự các chương trình 1 tuần tôi thấy sức khỏe không được tốt, tôi xin chị Hồng cho tôi nghỉ một vài ngày để dưỡng sức nhưng chị Hồng không đồng ý và bảo rằng nếu theo thì theo đến cùng còn nếu không thì viết đơn cho người khác thay tôi lên làm”.
Cả hoa hậu và BTC đều “sai luật”…
Việc cô hoa hậu dân tộc này có bị “giật dây” hay không? Điều ấy chỉ có người trong cuộc mới biết. Tuy nhiên, xét về luật, Hoa hậu Triệu Thị Hà không phải “đương kim” hoa hậu nữa. Theo luật sư Trương Anh Tú (Văn phòng luật sư Anh Tú), việc tự nguyện trả vương miện của Triệu Thị Hà là có dấu hiệu “sai luật” từ phía Triệu Thị Hà và cty CIAT vì: 1 - Hiện tại không có quy định pháp luật về việc thu hồi danh hiệu Hoa hậu. 2- Hoa hậu Triệu Thị Hà không vi phạm pháp luật. 3- Biên bản thỏa thuận giữa Hoa hậu Triệu Thị Hà và Cty CIAT có dấu hiệu không đúng quy định của pháp luật. 4 - Biên bản này chỉ là thỏa thuận dân sự, nếu các bên thấy cần thiết thì có thể khởi kiện ra tòa án. 5 - Đến nay, cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam lần thứ ba năm 2013 đã chọn được Hoa hậu kế vị nên Triệu Thị Hà chỉ là cựu Hoa hậu.
Việc một hoa hậu dân tộc, đại diện cho nhan sắc phụ nữ Việt Nam, mà không am hiểu luật pháp, cũng không xin tư vấn pháp luật khi rơi vào cảnh bị “chèn ép” nếu có, thì rất đáng tiếc. Triệu Thị Hà cũng cần có những hiểu biết nhất định về luật pháp và ứng xử khôn khéo hơn khi đã là người của công chúng.
Điều đáng tiếc hơn, nếu Cty CIAT coi đây là chiêu truyền thông để khuếch trương hình ảnh của Cty bằng cách biến người đẹp thành con rối, và tạo nên những cuộc kiện tụng BTC, thì càng đáng tiếc! Bởi ở vị trí của bà Kim Hồng, hẳn không thể nói là không hiểu về luật pháp. Vương miện đã trao, không thể trả lại bằng một…lá đơn tự nguyện! Như vậy, hóa ra vương miện hoa hậu của Triệu Thị Hà, không phải Hoa hậu dân tộc Việt Nam, mà là Hoa hậu của Cty CIAT!
Ngẫm đến sự việc trên, lại dấy lên mối lo lắng khi có nhiều Cty đứng ra tổ chức các cuộc thi sắc đẹp. Nhiều quá, mà không quản lý tốt, đáng mừng hay đáng lo?!
Có 0 bình luận cho bài viết này.
Gửi bình luận