“Thực tế bấy lâu nay người dân luôn bị những người bảo vệ cổng tòa án, lực lượng công an dẫn giải tội phạm giữ gìn trật tự phiên tòa, ngăn cản không cho vào trong sân tòa, không cho tham dự phiên tòa”, LS Ngô Ngọc Trai phản ánh.
Báo Giáo dục Việt Nam vừa nhận được một bức thư kiến nghị và ký tên Luật sư Ngô Ngọc Trai – Luật sư thuộc đoàn Luật sư tỉnh Nam Định. Ngay sau đó, chúng tôi đã liên hệ với LS Ngô Ngọc Trai và ông này xác nhận bức thư đó chính do ông soạn thảo rồi gửi tòa soạn.
Nội dung thư phản ánh: “Thực tế bấy lâu nay người dân luôn bị những người bảo vệ cổng tòa án, lực lượng công an dẫn giải tội phạm giữ gìn trật tự phiên tòa, ngăn cản không cho vào trong sân tòa, không cho tham dự phiên tòa.
LS Ngô Ngọc Trai |
Quyền tham dự phiên tòa công khai của người dân đã bị xâm phạm tước đoạt thô bạo, đây là hiện tượng hết sức phổ biến xảy ra ở hầu hết các tòa án, chánh án tòa án nhân dân các cấp biết rất rõ nhưng bỏ mặc không có biện pháp xử lý”.
Theo ông Trai, “các ông bảo vệ cổng tòa án, lực lượng công an dẫn giải tội phạm giữ gìn trật tự phiên tòa, ngăn cản người dân tham dự phiên tòa thường đưa ra lý do là để giữ gìn an ninh trật tự phiên tòa. Đây là bao biện không thể chấp nhận được. Trách nhiệm của những lực lượng này là giữ an ninh trật tự, nhưng việc họ thực hiện công việc không được tước bỏ đi quyền của công dân đã được pháp luật quy định. Không thể vì sự yếu kém của họ mà đòi buộc người khác phải hy sinh quyền công dân.
Quy định phiên tòa xét xử công khai để bất cứ người dân nào cũng có quyền tham dự, đây là một phương thức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật sinh động, quan trọng.
Rất nhiều người dân có con em là các bị cáo trong vụ án hình sự, nhưng không được tham dự phiên tòa để xem tòa án xét xử như thế nào, rất nhiều người dân đành phải đứng ngoài cổng tòa án nhòm ngó vào trong, không biết rằng họ đã bị tước đoạt quyền tham dự phiên tòa. Điều này có thể thấy bất cứ ngày nào có phiên tòa xét xử tại TAND thành phố Hà Nội, địa chỉ: số 43 Hai Bà Trưng, Hà Nội”.
Ông Trai nói thêm: “Rõ ràng lực lượng bảo vệ tòa án và công an tư pháp giữ gìn trật tự phiên tòa, lâu nay thường xuyên tước bỏ quyền của người dân được tham dự phiên tòa công khai. Lãnh đạo các tòa án biết rõ điều đó, biết rõ như thế là xâm phạm quyền hợp pháp của công dân nhưng tiếp tay cho sai phạm, bỏ mặc không có biện pháp giải quyết”.
Từ những phản ánh trên, LS Ngô Ngọc Trai kiến nghị: “Đảng và nhà nước đang chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền, xã hội thượng tôn pháp luật, ngành tư pháp đang chủ trương cải cách hoàn thiện hệ thống tư pháp. Hoạt động tổ chức phiên tòa xét xử hiện tại cần phải được nghiêm túc chấn chỉnh lại.
Mọi rào cản ngăn trở người dân tham dự phiên tòa phải được dỡ bỏ. Cổng tòa án cần phải mở rộng để bất cứ người dân nào cũng có quyền vào tham dự phiên tòa. Hội trường xét xử cần được thu xếp gần cổng ra vào, không để heo hút sâu tít vào bên trong như hiện nay”.
Mọi rào cản ngăn trở người dân tham dự phiên tòa phải được dỡ bỏ. Cổng tòa án cần phải mở rộng để bất cứ người dân nào cũng có quyền vào tham dự phiên tòa. Hội trường xét xử cần được thu xếp gần cổng ra vào, không để heo hút sâu tít vào bên trong như hiện nay”.
Điều 18. (Bộ luật tố tụng hình sự) Xét xử công khai:
Việc xét xử của Toà án được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định.
Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Toà án xét xử kín, nhưng phải tuyên án công khai.
Điều 15. (Bộ luật tố tụng dân sự) Xét xử công khai
1. Việc xét xử vụ án dân sự của Toà án được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định.
2. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của cá nhân theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì Toà án xét xử kín, nhưng phải tuyên án công khai.
Điều 17. (Luật tố tụng hành chính) Xét xử công khai
Việc xét xử vụ án hành chính được tiến hành công khai. Trường hợp cần giữ bí mật nhà nước hoặc giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Toà án xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai.
Việc xét xử của Toà án được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định.
Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Toà án xét xử kín, nhưng phải tuyên án công khai.
Điều 15. (Bộ luật tố tụng dân sự) Xét xử công khai
1. Việc xét xử vụ án dân sự của Toà án được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định.
2. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của cá nhân theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì Toà án xét xử kín, nhưng phải tuyên án công khai.
Điều 17. (Luật tố tụng hành chính) Xét xử công khai
Việc xét xử vụ án hành chính được tiến hành công khai. Trường hợp cần giữ bí mật nhà nước hoặc giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Toà án xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai.
CHUYÊN TRANG NGHỀ LUẬT SƯ VIỆT NAM
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
-------------------------------------------
LUẬT SƯ QUẢN LÝ - HOTLINE: 0938188889
Có 0 bình luận cho bài viết này.
Gửi bình luận