Hiện tượng quái lạ ‘tiền bồi thường ngồi tù” khiến cho giới luật học bàn luận, có một số chuyên gia cho rằng nhận “tiền bồi thường ngồi tù” cũng phải chịu hình phạt như nhận hối lộ.
Theo báo cáo từ China.com, sau khi tham quan họ Lý nhận tiền hối lộ của họ Vương, lợi dụng chức quyền trong tay, đã “chăm sóc” đặc biệt cho họ Vương để trúng công trình đấu thầu xây dựng ở huyện Tương Sơn. Sau đó, họ Lý bị khởi tố về tội nhận hối lộ, và bị kết án 5 năm tù giam. Sau khi họ Lý ra khỏi tù, họ Vương đề nghị “bồi thường” cho họ Lý mấy triệu nhân dân tệ, và họ Lý đã thừa nhận trong nhiều dịp khác nhau.
Tương tự, một người họ Trương và hai nhân viên của một cơ quan nọ nhận 100.000 nhân dân tệ (15.000 USD) tiền hối lộ từ nhà họ Lưu, đã trợ giúp đặc biệt trong việc quyết toán công trình, khiến cho họ Lưu thu được lợi phi pháp trên tám triệu nhân dân tệ (1.200.000 USD), sau đó họ Trương và hai đồng nghiệp đã bị bỏ tù vì tội nhận hối lộ.
Ảnh minh họa
Sau khi tuyên án, người đưa hối lộ là họ Lưu, đã chuẩn bị sẳn một triệu nhân dân tệ ( khoảng 150.500 USD), tuyên bố rằng sẽ dùng danh nghĩa “tiền bồi thường ngồi tù” tiến hành bồi thường cho 3 người của bọn họ Trương khi họ mãn hạn tù.
Theo bài báo, đưa “tiền bồi thường ngồi tù” là điều cần thiết để mưu tìm lợi nhuận của những người đưa hối lộ. Đối với người đưa hối lộ, vụ án dù kết thúc nhưng câu chuyện vẫn chưa hết.
Một mặt, ngành nghề nào đều có những luật bất thành văn của nó, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng, ví như “đấu thầu công trình”, “sữa đổi bản thiết kế”, “nghiệm thu công trình”, “thanh toán tiền công trình”, đều cần móc nối và mua chuộc mới xong; Mặt khác, những người làm chứng trong các vụ hối lộ, bị giới bên trong và bên ngoài xem như là kẻ phản bội, môi trường sinh tồn đã bị thu hẹp lại rất lớn.
Hơn nữa, vì phải nâng cao sức cạnh tranh thị trường, người đưa hối lộ phải lấy lại tín nhiệm, phải tiến hành việc đưa “tiền bồi thường ngồi tù” cho người nhận hối lộ. Cùng lúc, mặc dù người nhận hối lộ có thể bị pháp luật trừng phạt, họ thường có một mạng lưới rất lớn đã được xây dựng lên, và vẫn có một sức ảnh hưởng nhất định nào đó trong xã hội. Sau khi lấy được sự tha thứ của người nhận hối lộ khi người đưa hối lộ bồi thường, hai bên bỏ qua những mối thù xưa và liên kết thành một khối càng chặt chẽ hơn, tiến hành hợp nhất tài nguyên và tiền vốn, hỗ trợ cho nhau, cùng nhau kinh doanh và mưu lợi.
Các chuyên gia pháp luật cho rằng "tiền bồi thường ngồi tù" làm giảm bớt vốn phạm tội của tham quan. “Một khi xẩy ra chuyện, bên này bị tổn thất, thì bên kia lại nhận được sự bồi thường, như vậy sẽ củng cố được cái cơ sở tâm lý về sự trao đổi giữa quyền và tiền.” Cùng lúc, “tiền bồi thường ngồi tù” lại khiến cho những luật bất thành văn trở thành hiện thực. Thừa nhận rằng “tiền bồi thường ngồi tù” không khác gì là một loại lợi nhuận khiến người nhận hối lộ sẽ trở nên trơ trẽn hơn, bị cáo thường xuyên sẽ đối kháng hay không cung khai trong giai đoạn điều tra, hay ngụy biện đủ điều, thậm chí không thừa nhận nhũưng lời khai trước đó tại phiên tòa.
“Khi những viên chức này bị kết án, có người sẽ tỏ ra thông cảm với họ, có người thậm chí còn tiến hành trực tiếp đàn áp đối với người đưa hối lộ, vì thế, có một số người đưa hối lộ, lựa chọn cách đưa một số tiền lớn bồi thường cho người nhận hối lộ, sau khi họ mãn hạn tù, hầu mong được hòa giải, khôi phục lại mối quan hệ, để trong lòng khỏi bất an", bài báo viết.
Một trường hợp khác: Có người đưa hối lộ họ Lý, đã thành thật cung khai với cảnh sát việc đưa hối lộ chỉ ba giờ sau khi ông bị bắt. Khi các nhà điều tra trả tự do, ông ta ra yêu cầu: “hãy nhốt tôi thêm vài ngày, rồi mới thả ra”, viện lý là ông đã khai báo quá sớm, bây giờ mà ra ngoài, sẽ bị người trong cùng giới chỉ trỏ, sau này “không còn cách gì để làm người nữa".
Phú Trai
Có 0 bình luận cho bài viết này.
Gửi bình luận