Đào tạo luật sư: Quy trình đào tạo Luật tại Pháp và Đức

Đào tạo luật sư: Quy trình đào tạo Luật tại Pháp và Đức

Nhìn chung những người hành nghề luật ở cả hai nước Pháp và Đức đều cần điều kiện tiên quyết là phải trải qua 1 khóa học kéo dài từ ba năm rưỡi năm đến bốn năm trong trường đại học để nhận tấm bằng cử nhân luật.

 Điểm khác nhau cơ bản nhất trong đào tạo luật ở Pháp và Đức là quy trình đào tạo. Nếu như ở Pháp tồn tại những mô hình đào tạo riêng cho từng nghề luật như nghề thẩm phán, nghề luật sư thì ở Đức lại tồn tại một quy trình chung cho đào tạo mọi nghề luật.

 Quy trình đào tạo luật tại Pháp

 Nghề luật sư:  ở Pháp để hành nghề luật sư, trước hết phải có bằng cử nhân luật (maitrise en doroit), phải hoàn thành khóa học đặc biết kéo dài 1 năm tại Trung tâm quốc gia đào tạo nghiệp vụ (Centre national de formation professionel). Chương trình học do ủy ban quản lý Trung tâm khu vực quy định với sự nhất trí của hội đồng quốc gia luật sư và báo cáo với bộ Tư pháp. Nội dung chương trình chủ yếu là nghiên cứu điều lệ và đạo đức luật sư, thảo các văn bản, thực hành các thủ tục tố tụng,…Bên cạnh đó, các luật gia phải trải qua 2 năm tập sự dưới sự hướng dẫn của luật sư thực hành. Sau thời gian tập sự, nếu có nhận xét tốt của luật sư hướng dẫn tập sự, người thực tập sẽ nhận được giấy chứng nhận hết tập sự và trở thành luật sư chính thức.

 Nghề thẩm phán:  1 người sau khi có bằng cử nhân nếu muốn theo nghề xét xử, phải trải qua 1 kỳ thi rất khó để vào Trường đào tạo thẩm phán tại Bordeaux .

Chương trình đào tạo thẩm phán tương tự chương trình đào tạo công tố viên kéo dài 31 tháng. Sau khi hoàn thành tốt chương trình, bao gồm 1 kỳ thực tập quan trọng các học viên tốt nghiệp thường được chỉ định vào các vị trí xét xử hoặc công tố khác nhau. Việc bổ nhiệm thẩm phán do tổng thống cộng hoà Pháp quyết định dựa trên đề nghị của 1 cơ quan đặc biệt, là Hội đồng tối cao về thẩm phán. Cơ quan này cũng chịu trách nhiệm về kỷ luật xét xử của các thẩm phán.

Một thiết chế tương tự cũng áp dụng với các toà hành chính nhưng thẩm phán các toà hành chính học nghề xét xử không phải tại các trường ở Bordeaux mà học cùng các công chức cao cấp tại Học viện hành chính danh tiếng ở Paris (Ecole nationale d’administation)

Quy trình đào tạo luật tại Đức chia làm 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn thứ nhất: đào tạo pháp luật ít nhất là ba năm rưỡi tại trường đại học.

  • Giai đoạn thứ hai: đào tạo thực hành nghề luật kéo dài ít nhất là hai năm.

Giai đoạn thứ nhất: Bất kỳ ai, nếu muốn hành nghề luật đều phải thi tuyển hoặc được xét tuyển vào học tại các trường Đại học luật hoặc khoa luật tại các trường đại học tổng hợp. Theo quy định, các trường luật, các khoa luật thuộc các trường đại học tổng hợp chỉ phải tuân thủ khung chung về đào tạo pháp luật do luật liên bang quy định. Trên cơ sở đó, mỗi bang có thể quy định các chương trình đào tạo chi tiết khác nhau dựa trên thế mạnh trong nghiên cứu, đào tạo của các trường đại học của bang mình.

Giai đoạn thứ hai: Sau khi đã vượt qua kỳ thi của giai đoạn thứ nhất, các sinh viên luật sẽ chuyển sang giai đoạn đạo tạo nghề luật, nghĩa là, đào tạo các kiến thức pháp luật thực hành. Việc đạo tạo nghề luật của giai đoạn thứ hai kéo dài hai năm và cũng được kết thúc bằng một kỳ thi. Trong thời gian hai năm gắn với thực hành, sinh viên luật ở Đức vẫn phải tham gia các giờ học mang tính chất lý thuyết. Dù định hướng nghề luật nào, các sinh viên luật vẫn phải tham gia tập sự ở tòa án cấp quận hoặc tòa án cấp cao trong thời gian sáu tháng; ở cơ quan công tố ba tháng; ở hội đồng địa phương bốn tháng và bốn tháng tập sự cùng với một luật sư thực thụ. Khi đã hoàn thành nhiệm vụ tập sự ở các cơ quan nói trên, trong thời gian bảy tháng còn lại, họ có thể tùy chọn tập sự lại ở một trong các vị trí nói trên, nhằm tăng thêm khả năng chuyên sâu nghề nghiệp.

( NGHỀ LUẬT SƯ - ST INTERNET)

CHUYÊN TRANG NGHỀ LUẬT SƯ VIỆT NAM
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
------------------------------------------- 
LUẬT SƯ QUẢN LÝ - HOTLINE: 0938188889