Ông Lê Ngọc Lâm đòi Năm Cam bồi thường hơn 130.000 USD

Ông Lê Ngọc Lâm đòi Năm Cam bồi thường hơn 130.000 USD

Ngày 29-12, Tòa án nhân dân quận 10, TP.HCM đã chính thức thụ lý đơn khởi kiện của ông Lê Ngọc Lâm, tức Lâm “chín ngón”, đòi Trương Văn Cam (tức Năm Cam, bị án tử hình trong vụ án Năm Cam và đồng phạm) phải bồi thường chi phí điều trị vết thương tại Singapore do bị đàn em của Năm Cam tạt axit với tổng số tiền hơn 130.000 USD.Được biết, bản án sơ thẩm phần dân sự buộc Năm Cam phải bồi thường cho ông Lê Ngọc Lâm hơn 40 triệu đồng vì đã chỉ đạo đàn em Dung Hà tạt axit gây biến dạng gần như toàn bộ khuôn mặt của ông Lâm. Ngoài ra còn dành quyền khởi kiện cho ông Lâm đối với Năm Cam, buộc phải bồi thường các chi phí điều trị khi vết thương tái phát.                          

Việt Báo (Theo_TuoiTre

Lâm “chín ngón” có cái tên khai sinh rất đẹp là Lê Ngọc Lâm - Kẻ khiến Năm Cam mất ngủ

Trở thành "đại bàng" khám Trí Hòa . Lâm sinh năm 1945 tại Hà tây, trong một gia đình công giáo. Sau Hiệp định Gionever năm 1954, cả gia đình Lâm di cư vào Sài Gòn..

Lạc bước vì mâu thuẫn với cha dượng

Cuộc sống xô bồ nơi Hòn Ngọc Viễn Đông đã cuốn Lâm vào những tệ nạn xã hội rất sớm. Năm 12 tuổi mâu thuẫn với cha dượng, Lâm bước chân ra khỏi nhà chính thức lấy “phố làm nhà, vỉa hè làm giường ngủ”.

Tuy nhiên, Lê Ngọc Lâm may mắn hơn những đưa trẻ lang thang thời bấy giờ là sau đó được cô nhi viện Thủ Đức nhận nuôi, cho ăn học đàng hoàng, đầy đủ. Tuy nhiên, máu yêng hùng trong người cậu bé trắng trẻo, lanh lợi này không ngừng cuộn chảy.

 

Lâm học hết chương trình đệ nhị (lớp 11) nhưng thi hỏng tú tài. Tuy vậy so với những thiếu niên cùng trang lứa bấy giờ, Lâm cũng được coi là người học “cao”.

 

Nếu như chịu lao động, học tập, Lâm có thể trở thành một anh trí thức. Nhưng Lâm lại tự chọn cho mình một con đường khác, 18 tuổi bước ra khỏi nhà trường, là Lâm bước thẳng vào giới giang hồ. Cao lớn, trắng trẻo, Lâm sớm nổi lên giữa đám tiểu yêu với cái đầu khôn ngoan, lọc lõi của kẻ “có học”.

Đại Cathay - một trong “tứ đại thiên vương” của Sài Gòn thời bấy giờ - kẻ đang hùng cứ trên lãnh địa trên quận Nhất, chính là người nhận ra những “tố chất” của tên tội phạm lớn trong ở Lê Ngọc Lâm, rất nhanh chóng Đại cất nhắc Lâm lên vị trí đàn em thân tín của mình. Con mắt tinh đời của Đại đã không nhầm.

Mở đường máu cứu chúa

Đầu những năm 60, sau khi đã thôn tính 3 thiên vương còn lại (Tỳ, Cái, Thế) hầu như toàn bộ lãnh địa hái ra tiền đều đã rơi vào tay của Đại Cathay.

Quyền lực của Đại trong thời điểm này là không đối thủ. Tuy nhiên, khu Đại Thế Giới ở chợ Lớn của người Hoa thuộc quận 5 lúc này vẫn do “con ngựa điên” - Tín Mã Nàm gã trùm giang hồ người Hoa nổi tiếng khát máu, hung hãn quản lý.

 

Để “giang sơn quy về một mối”, năm 1964 cậy lực mạnh, quân đông Đại xua quân sang tận quận 5 gây chiến. Trong một trận chém giết, Đại và một số đàn em thân tín bị dụ vào một con hẻm, sau đó quân của Tín Mã Nàm hạ cửa sắt chặn đường rút, xua quân bao vây.

Lúc này quân tướng của Đại chỉ có khoảng 10 người trong khi đám giang hồ người Hoa trên lãnh địa của chúng đông như quân “Nguyên” kẻ nào kẻ lấy lăm lăm dao kiếm, quyết tắm máu những kẻ “xâm lược”.

Trước tình thế nguy cấp, Lâm “chín ngón” đã “liều mình cứu chúa” lao về phía cửa sắt chém đứt dây xích mở đường máu cho anh em rút lui, trong lúc tả xung hữu đột Lâm đã bị đám giang hồ người Hoa chém bay ngón tay cái ở bàn tay trái.

Biệt danh Lâm “chín ngón” có sự tích như vậy, do chính Đại Cathay đặt để nhớ ơn Lâm. Sau này trong một lần đấu súng với tướng lĩnh quân đội Sài Gòn - Nguyễn Ngọc Loan, Đại Cathay trúng đạn vào đầu gối, nhờ có Lâm xả thân chặn hậu để đàn em cõng Đại Cathay chạy thoát.

Hai lần cứu mạng Đại, kẻ đang đứng ngôi vương của giang hồ Sài Gòn, Lâm trở thành “hổ tướng” thân tín nhất của Đại Cathay.

Cùng với sự bành trướng của “vương quốc” Đại Cathay, giới giang hồ Sài Gòn thời bấy giờ rất kính nể “anh Lâm” như một biểu tượng lì đòn, liều lĩnh, máu lạnh nhưng đặc biệt rất khôn ngoan và chơi đẹp.

Nhưng thời cực thịnh của Đại Cathay không được lâu, năm 1966 trong lần tổng động viên thu gom các đối tượng giang hồ, do tướng Nguyễn Ngọc Loan – Tổng Giám đốc Nha cảnh sát làm chủ, Đại Cathay cùng rất nhiều đàn em, trong đó có Lâm “chín ngón” bị bắt đi tập trung ở trại Phú Quốc. Nhưng nhà tù không phải là nơi của Đại, chỉ 2 tháng sau, Đại Cathay tổ chức vượt ngục.

Lần này Đại đã không mang theo người “anh em” Lâm “chín ngón” của mình. Sau này Lâm vẫn cho rằng do Đại có tầm nhìn xa trông rộng, án phạt của Lâm thời đó không nặng, thà chịu 1-2 năm tù còn hơn liều mình với súng ống của bọn cai ngục, giữa biển khơi với bão tố, cá mập…, nếu Đại về được đất liền thì mới tầm ảnh hưởng của mình Đại sẽ rút Lâm về ngay sau đó.

Còn giả như, cuộc ra đi “lành ít dữ nhiều”, nếu Đại có gì thì Lâm cũng là người có đủ năng lực, điều hành tiếp quản cơ đồ của Đại. Một lần nữa, ta lại thấy “tìm nhìn” của của ông trùm này.

Sau này lời tiên đoán của Đại Cathay đã trở thành hiện thực, chuyến vượt ngục của Đại không thành, bị cảnh sát Sài Gòn đuổi theo truy sát.

Từ đó đến nay số phận của đệ nhất giang hồ Sài Gòn vẫn còn nhiều tranh cãi, có người nói Đại bị quân của tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn chết, có người nói Đại mất tích giữ biển khơi, cũng có kẻ cho rằng Đại đã vượt biên sang nước ngoài. Về phần mình, Lâm ở lại trên đảo Phú Quốc chưa đầy 1 năm sau được trở về đất liền.

Hạ bệ điền Khắc Kim

Đại Cathay mất tích, băng nhóm cũng tan rã mỗi người một phương, chở lại đất liền Lâm “chín ngón” ở vào thế “đơn thương độc mã” dù danh tiếng vẫn còn nhưng chán ngán trước những băng đảng, thế lực mới nổi thiếu tầm nhìn mưu lược, thừa độ liều lĩnh, hung hãn.

“Thân cô thế cô”, Lâm tự biết không thể dễ dàng “xưng bá” như kỳ vọng của Đại cathay trao gửi. Cũng chẳng còn những khoản thu nhập khổng lồ từ việc bảo kê nhà hàng sòng bài như trước đây.

Chẳng đặng thì đừng Lâm chuyển sang đi cướp, sử dụng chiếc phương tiện là chiếc Honda 67 - loại xe tốt nhất thời bấy giờ, thêm độ tinh khôn, liều lĩnh những phi vụ “ăn hàng” xuất quỷ nhập thần, táo tợn nhắm vào những người vừa rút tiền khỏi ngân hàng ra làm đau đầu giới cảnh sát Sài Gòn thời điểm đó.

Nhờ thế, tuy không tham gia băng đảng nhưng tiền nong của Lâm cũng rủng rỉnh, ngoài tài chém giết, liều mạng lúc sự đầu óc có tổ chức, biết tính toán mới là “tố chất” giúp Lâm trụ vững được trong lúc “thất thế”.

 

Tuy nhiên, thời hoàng kim, thỏa sức vẫy vùng đó của Lâm không được lâu năm 1970 trong một phi vụ ăn hàng, Lâm bị tóm và bị giam ở Chí Hòa. Tại đây trong một lần chuyển trại Lâm đã đụng tướng cướp cô đơn Điền Khắc Kim (Điềm Khắc Kim) – khi đó Kim đang thụ án 20 năm về tội “trộm cướp”, “hãm hiếp”.

Thời gian này vết thương do thiếu tá CIA bắn trúng vào bụng của Kim chưa lành hẳn nên Kim rất gầy và người còn xanh rớt như tàu lá. Tuy nhiên với “thành tích” ở bên ngoài, cũng khả năng lươn lẹo Kim xin làm chân “thư ký đề lao”.

Trong trại nơi Điền Khắc Kim đang thụ án, đón mấy chục “hảo hán” mới (trong đó có Lâm “chín ngón”), đám ma mới còn lộn xộn, để thị uy Điền Khắc Kim lớn tiếng: - Muốn làm loạn hả? không biết ông nội bay đang ở đây sao? Trong đám ma mới một gã cao lớn gằn giọng - Mày là thằng nào?

Chỉ chờ có thể Kim vênh mặt: - Ông nội mày là Điền Khắc Kim Vừa dứt lời, Lâm cao lớn nhanh như cắt nhảy xổ vào, dùng cánh tay phải kẹp ngang cổ họng của Kim. Tay trái rút ngay cây bút kim tinh trên túi ngực tên thư ký đề lao ốm nhắt nhắm thẳng vào trán hắn mà đâm.

Tuy có võ, nhưng bất ngờ, lại nhỏ con hơn nữa sau cơn đại phẫu dù dùng hết sức, Điền Khắc Kim không thoát khỏi gọng kìm sắt của gã hộ pháp to lớn, mặt lạnh như tiền, lĩnh nguyên vết đâm của cây bút sắc nhọn trên trán, máu chảy xối xả đỏ lòm cả mặt, cổ. Máu chảy mờ cả mắt, quá đau Kim hầu như không chống trả nữa lúc này Lâm chín ngón mới buông tay.

Người ta đồn rằng sau vụ “chết hụt” đó Điền Khắc Kim sống trầm hẳn, bỏ đi mái tóc bồng bềnh lãng tử, có ai hỏi tên chỉ xưng “tên Minh” (tên thật của Kim là Lê Văn Minh) chứ không xưng danh như trước.

Sau vụ hạ bệ Điềm Khắc Kim, cộng với những “thành tích” khi còn dưới trướng Đại Cathay, Lâm “chín ngón” đường hoàng leo lên chức đại ca của trong Khám Chí Hòa.

Sau cuộc soán ngôi ngoạn mục, khẳng định được vị thế, Lâm nhảy thị trường buôn bán thuốc phiện cho đám tù nhân trong Chí Hòa.

Khi nhảy vào mặt hàng siêu lợi nhuận này nghiễm nhiên Lâm không được lòng các tên tuổi khác lúc này cũng đang “nghỉ ngơi” trong tòa nhà bát giác như: Cương Võ sĩ, Chương khùng, Đức Không quân, Tuấn đả, Y Calet… – đặc biệt Chương khùng kẻ trước đây độc quyền ma túy trong trại Chí Hòa. Một rừng không thể có 2 cọp. Cuộc huyết chiến tranh giành “lãnh thổ” là điều không thể tránh khỏi.

Giây phút cuối đời của ông Trùm giang hồ Năm Cam

CHUYÊN TRANG NGHỀ LUẬT SƯ VIỆT NAM
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
------------------------------------------- 
LUẬT SƯ QUẢN LÝ - HOTLINE: 0938188889