Khi người gác cửa Luật pháp không tôn trọng Luật pháp?

 bất kỳ quyền hoặc lợi ích hợp pháp nào của công dân bị xâm phạm đều được bảo vệ theo đúng pháp luật… Vậy niềm tin công lý ấy sẽ thế nào, khi chính những người giữ quyền công lý lại không hiểu hoặc không tôn trọng luật pháp?


    Cuối tuần qua, 2 phiên liên tiếp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trả lại các dự thảo pháp quy do Tòa án Nhân dân tối cao (TANDTC) chủ trì soạn thảo do chất lượng văn bản không đạt. Ngoài kỹ thuật lập pháp bị chê là non kém, thì cả dự thảo sửa đổi luật Tổ chức tòa án nhân dân và dự thảo pháp lệnh Xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của tòa án đều phạm chung lỗi “chưa bảo đảm tính hợp hiến và tính thống nhất của hệ thống pháp luật”.

Quốc hội cho phép ban hành pháp lệnh Xử lý hành chính các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của tòa án nhân dân, nhưng cơ quan soạn thảo lại trình “pháp lệnh Xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của tòa án”. Điều này dẫn đến việc, có khá nhiều quy định trong dự thảo pháp lệnh này hạn chế quyền cơ bản của công dân (các quy định về hành vi bị xử lý, người bị xử lý… mở rộng hơn so với quy định của các đạo luật tố tụng, hạn chế quyền khởi kiện vụ án hành chính của người bị xử phạt….

TANDTC, nơi được cho là hội tụ tinh hoa về pháp luật, vậy mà soạn ra dự thảo trái các quy định của hàng loạt các Luật và Bộ luật. Dự thảo luật Tổ chức tòa án nhân dân (sửa đổi) cũng được thiết kế với nhiều điều khoản mà nói như ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội là “hiểu sai Hiến pháp”. Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn thì thất vọng: “Đến giờ đưa ra vẫn thế thì cho ý kiến như thế nào, tốn thời gian!”. Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đồng tình: “Bây giờ góp ý pháp luật thế này thì mất lòng”. Các Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn, Tòng Thị Phóng, Uông Chu Lưu đều cho rằng cần xem xét trách nhiệm việc này.

Việc các văn bản pháp quy đang trong quá trình soạn thảo phải tiếp thu, chỉnh sửa, thậm chí chỉnh sửa nhiều lần là chuyện bình thường. Nhưng điều khiến nhiều người cảm thấy khó hiểu và không khỏi lo ngại chính ở chỗ: Tòa án là một chế định tư pháp, nơi duy nhất nhân danh nhà nước để tuyên bố một người có tội hoặc vô tội và áp dụng hình phạt hoặc các biện pháp tư pháp đối với họ, lại chủ trì soạn thảo ra những văn bản chứa đựng những quy phạm sai, xâm phạm quyền công dân. Thế thì công bằng ở đâu?

Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình trả lời chất vấn - Ảnh: TTO.

Việc làm tắc trách của TANDTC khiến chúng ta phải đắn đo suy nghĩ và tự hỏi: “Vì sao Tòa án là nơi mà tinh thần thượng tôn pháp luật được đặt lên hàng đầu lại bị Thường vụ Quốc hội trả lại các dự thảo pháp quy do những người gác cửa tư pháp được Nhân dân giao phó (Tòa án Nhân dân tối cao) soạn thảo?”.

Nếu như nói rằng TANDTC, nơi mà những quan chức cao cấp của ngành tư pháp đang công tác họ không hiểu hết luật pháp thì chắc chắn là không, vậy thì điều gì đã tác khiến họ đưa ra những dự thảo trên?.

Một kết luận chính xác đầu tiên có thể nói ngay đó là: Họ đã làm việc một cách hời hợt, cẩu thả. Và ở đây đang chứa những công chức, những tiến sĩ, những thẩm phán với trình độ tào lao, vô trách nhiệm thì mới thế. Đó cũng là nguyên do dẫn tới muôn vàn bản án gây bất bình, gây oan sai, làm hoen ố bộ mặt tư pháp nước nhà.

Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 xác định “trọng tâm là xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân”. Vậy nên, để gánh vác vai trò không chỉ là một cơ quan bảo vệ pháp luật mà còn là cơ quan trung tâm trong hệ thống các cơ quan tư pháp của nhà nước pháp quyền, việc đầu tiên quan trọng mà ngành Tòa án phải làm ngay bây giờ có lẽ là xem xét trách nhiệm một cách nghiêm túc, lên chiến lược nâng cao trình độ cán bộ ngành Tòa án, trong đó có năng lực đọc, hiểu pháp luật. Bằng cấp chi, trình độ gì mà cứ ú ớ kiểu này thì công lý, sinh mạng người dân trao vào tay các vị sẽ trôi về đâu?

CHUYÊN TRANG NGHỀ LUẬT SƯ VIỆT NAM
"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
------------------------------------------- 
LUẬT SƯ QUẢN LÝ - HOTLINE: 0938188889